Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính thì điều mà các nhà đầu tư và nhà quản trị không thể tránh khỏi chính là rủi ro tài chính. Vậy rủi ro tài chính là gì và các tác động của chúng đến doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về loại rủi ro này thông qua bài viết dưới đây.
Rủi ro tài chính là gì?
Rủi ro tài chính (tiếng Anh là Financial risk) là toàn bộ các rủi ro liên quan đến nguy cơ tổn thất tài chính của doanh nghiệp hay nhà đầu tư. Nói đơn giản hơn thì chúng là nguy cơ bị thua lỗ trong các giao dịch.
Các vấn đề tài chính có thể phát sinh từ các yếu tố bên ngoài bao gồm như sự biến động của thị trường hoặc phát sinh từ chính các quyết định tài chính bên trong làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và kiểm soát dòng tiền.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Rủi ro tín dụng ảnh hưởng gì tới ngân hàng và người vay?
- Rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào?
- Rủi ro thị trường có đặc điểm gì? Phân loại các nhóm rủi ro
Nhận diện 17 loại rủi ro tài chính
Những rủi ro này đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp:
- Rủi ro pháp lý (ví dụ, nâng khống giá trị tài sản để vay vốn, che giấu lợi nhuận khi khai thuế, che giấu thông tin, báo cáo tài chính không trung thực…)
- Rủi ro tín dụng (ví dụ, chậm trễ trả nợ đến hạn nên bị ngân hàng cắt cho vay hoặc cho vay với điều kiện ngặt nghèo hơn)
- Rủi ro thanh khoản (ví dụ, do quản lý dòng tiền kém nên xảy ra thiếu hụt tiền mặt để thanh toán nợ đến hạn hoặc tài trợ cho các hoạt động quan trọng và khẩn cấp…)
- Rủi ro nợ xấu (ví dụ, bị khách hàng chây ì, lừa đảo, chiếm dụng vốn…)
- Rủi ro mua hàng (ví dụ, công ty ứng trước tiền nhưng nhà cung cấp không giao hàng, hoặc giao hàng sai chất lượng, số lượng…)
- Rủi ro thất thoát (ví dụ, bị nhân viên gian lận, tham ô, ăn cắp…)
- Rủi ro đầu tư và quản lý đầu tư (ví dụ, đầu tư kém hiệu quả, gây thua lỗ; quản lý đầu tư kém, gây thất thoát…)
- Rủi ro hợp đồng (ví dụ, hợp đồng thiếu chặt chẽ gây bất lợi về mặt nghiệm thu, thanh toán hay thu tiền…)
- Rủi ro giao dịch (ví dụ, có nhầm lẫn, sai sót trong giao dịch tài chính, gây thiệt hại)
- Rủi ro lãi suất (ví dụ, vay tiền với lãi suất thả nổi, khi lãi suất tăng cao bất thường, công ty thiệt hại nhiều)
- Rủi ro tỷ giá (ví dụ, biến động tỷ giá đô la Mỹ/ tiền đồng vừa qua gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ hoặc mua hàng theo giá đô la Mỹ)
- Rủi ro hệ thống quản lý tài chính
- Rủi ro kiểm toán (ví dụ, bị xuất toán, công bố thông tin bất lợi…)
- Rủi ro giá cổ phiếu (ví dụ, bị đẩy giá, đè giá bất thường, gây nguy cơ bị thâu tóm)
- Rủi ro hoạch định tài chính (ví dụ, hoạch định dòng tiền sai, gây thiệt hại)
- Rủi ro báo cáo quản trị (ví dụ, báo cáo số liệu sai dẫn đến ra quyết định sai)
- Rủi ro chiến lược (ví dụ lựa chọn chiến lược đầu tư sai, gây hậu quả lớn)
Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Không chỉ nắm rõ những rủi ro cụ thể phát sinh mà người quản trị còn phải biết phân tích yếu tố này. Như vậy, việc ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro mới có thể được thực hiện dễ dàng hơn.
Việc phân tích sẽ bao gồm các bước như khả năng xuất hiện các loại rủi ro, đánh giá nguy cơ và mức độ ảnh hưởng mà chúng mang lại. Cuối cùng sẽ đưa ra phương tránh để ngăn ngừa, hạn chế độ nguy hại. Hoạt động phân tích rủi ro được xem là chìa khóa vàng giúp các DN vận hành hiệu quả hơn.
Thực tế, rủi ro tài chính xảy đến chưa hẳn là điều gì đó tiêu cực. Một số DN biết cách biến rủi ro thành lợi thế để nâng tầm và phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng khác.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt đều rất e ngại những rủi ro này khi chúng xảy đến. Vì thế, các hoạt động này được phân tích một cách khá cụ thể nhằm hạn chế thấp nhất mức độ nguy hại. Nếu không khắc phục được khi rủi ro quá lớn thì doanh nghiệp có thể phá sản.
Phân loại các rủi ro tài chính
Có nhiều cách để phân loại rủi ro của công ty. Một trong những cách đó là việc chia rủi ro thành 4 loại bao gồm: Rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động.
Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường phát sinh do sự chuyển động giá của công cụ tài chính. Rủi ro thị trường được phân loại gồm rủi ro định hướng và rủi ro phi định hướng.
Rủi ro định hướng là do sự biến động của giá cổ phiếu, lãi suất…
Rủi ro phi định hướng
Rủi ro tín dụng
Loại rủi ro tài chính này thường phát sinh khi một doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ tín dụng của mình với các bên đối tác.
Một doanh nghiệp cần phải tự xử lý các nghĩa vụ tín dụng của mình bằng cách đảm bảo rằng nó luôn có đủ dòng tiền mặt để thanh toán các hóa đơn phải trả cho đối tác của mình một cách kịp thời. Nếu không đối tác hay nhà cung cấp có thể ngừng mở rộng tín dụng cho công ty hoặc nguy hiểm hơn là chấm dứt kinh doanh với công ty hoàn toàn.
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản bao gồm thanh khoản tài sản và rủi ro thanh khoản tài trợ hoạt động.
Thanh khoản tài sản đề cập tới việc doanh nghiệp có dễ dàng chuyển đổi tài sản của mình thành tiền mặt hay không. Thanh khoản tài trợ hoạt động là một tham chiếu đến dòng tiền hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính lương hưu cho người lao động chuẩn nhất hiện nay
- Hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp – Chế độ lợi ích cho người dân
Sự suy thoái chung hoặc doanh thu theo mùa có thể gây ra rủi ro tài chính đáng kể nếu như công ty đột nhiên không đủ tiền mặt để trả các chi phí cơ bản cần thiết để tiếp tục hoạt động như một doanh nghiệp.
Đây là lý do tại sao việc quản lý dòng tiền là yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh và tại sao các nhà phân tích tài chính và nhà đầu tư xem xét các chỉ số như dòng tiền tự do khi đánh giá các công ty là đầu tư cổ phần.
Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường của công ty. Rủi ro hoạt động bao gồm các vụ kiện, rủi ro gian lận, các vấn đề nhân sự và rủi ro mô hình kinh doanh, đó là rủi ro mà các mô hình tiếp thị và tăng trưởng của công ty có thể chứng minh là không chính xác hoặc không đầy đủ.
Trên đây là những loại rủi ro tài chính mà bạn có thể phải gặp dựa trên lý thuyết, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn nhé.