Rủi ro thị trường là khả năng hứng chịu một kết quả thua lỗ trong kinh doanh khi mà thị trường có những biến động và thay đổi ngược chiều so với dự đoán của ngân hàng. Vậy làm sao để quản trị rủi ro để đảm bảo hoạt động ngân hàng đạt hiệu quả? Theo dõi bài viết sau đây nhé.
Giới thiệu về rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường được định nghĩa là khả năng xảy ra mất mát đối với ngân hàng do sự thay đổi của các yếu tố thị trường. Đó là rủi ro mà giá trị của các trạng thái nội hoặc ngoại bảng cân đối kế toán chịu ảnh hưởng bất lợi bởi những biến động trong thị trường chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái hay giá cả hàng hoá, hay là rủi ro đối với thu nhập và vốn của ngân hàng do sự thay đổi trên thị trường về lãi suất về giá chứng khoán, tỷ giá, giá cả hàng hóa.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Rủi ro hệ thống là gì? Đặc điểm và phân loại nhóm rủi ro
- Rủi ro tài chính có bao nhiêu loại? Phân tích yếu tố rủi ro
- Rủi ro tín dụng ảnh hưởng gì tới ngân hàng và người vay?
Đặc điểm của loại rủi ro này trong nền kinh tế
Rủi ro thị trường là loại rủi ro được yêu cầu trong trụ cột thứ nhất (yêu cầu vốn tối thiểu).
Rủi ro thị phát sinh từ những thay đổi bất lợi về giá trị của các trạng thái hoặc các danh mục tài sản do những thay đổi trong giá cả thị trường, lãi suất hay tỷ giá. Khi thực hiện giao dịch cho chính mình, các ngân hàng xem xét tác động của rủi ro thị trường trực tiếp đối với trạng thái trong sổ kinh doanh của ngân hàng cũng như trong mối liên hệ với vai trò của ngân hàng như là một trung gian tài chính cho các khách hàng.
Rủi ro ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
Rủi ro không thể phòng ngừa bằng đa dạng hóa.
Rủi ro thị trường bao gồm:
Rủi ro cụ thể (rủi ro riêng): rủi ro do một thay đổi bất lợi trong giá của một chứng khoán là do các yếu tố đó chỉ áp dụng chứng khoán đó hoặc tổ chức phát hành đó.
Rủi ro toàn bộ: Rủi ro của một thay đổi bất lợi trong giá được áp dụng trên tất cả các công cụ khác nhau.
Các loại rủi ro thị trường trong nền kinh tế
Căn cứ theo quy định của Khoản 1 Điều 1 Thông tư 40/2018/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung khoản 24 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN (có hiệu lực ngày 12/02/2019) quy định về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số 13/2018/TT-NHNN). Theo quy định trên thì rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá chứng khoán và giá hàng hóa. Rủi ro bao gồm:
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính lương hưu cho người lao động chuẩn nhất hiện nay
- Hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp – Chế độ lợi ích cho người dân
Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Rủi ro ngoại hối là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá, giá vàng khi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái ngoại tệ, trạng thái vàng;
Rủi ro giá cổ phiếu là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh trên sổ kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Rủi ro giá hàng hóa là rủi ro do biến động bất lợi của giá hàng hóa đối với giá trị của sản phẩm phái sinh hàng hóa, giá trị của sản phẩm trong giao dịch giao ngay chịu rủi ro giá hàng hóa của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về chức năng của rủi ro thị trường và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến rủi ro. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về rủi ro đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên thì mời các bạn hãy theo dõi tiếp những nội dung mới của chúng tôi nhé.
Tổng hợp: baohiemxyz.net