BMI là gì?một câu hỏi thường gặp nhiều trong đời sống ngày nay bởi sự chú trọng hơn về sức khoẻ của con người trong đời sống. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ số này có thể được biết bởi những người thường xuyên quan tâm tới ngoại hình, vóc dáng… tuy vậy nó còn khá mới mẻ với đại đa số chúng ta. Mời độc giả quan tâm tìm hiểu BMI từ bài viết dưới đây.
Chỉ số BMI là gì?
BMI phản ánh điều gì, thông tin về chỉ số này được làm rõ thông qua các yếu tố dưới đây:
Khái niệm về BMI
Chỉ số BMI là viết tắt của cụm từ Body Mass Index theo tiếng Việt có nghĩa là chỉ số khối của cơ thể. Chỉ số này thường được dùng làm công cụ để đánh giá một người là béo hay gầy hay rộng hơn là phát hiện một người bình thường, béo phì hay suy dinh dưỡng.
Chiều cao và cân nặng là hai yếu tố quan trọng trong việc tính toán chỉ số BMI. Chỉ số này được tính dựa trên tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao của một người và từ đó đưa ra đánh giá tình trạng cơ thể giúp cho người xây dựng và kiểm soát được chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn.
Chỉ số BMI tại mỗi vùng lãnh thổ, mỗi khu vực được xét là khác nhau bởi đặc điểm sinh học, hình thái của con người tại mỗi nơi là khác nhau. Chỉ số này được xây dựng không theo một quy chuẩn chung nhất định nào và việc xét chỉ số này thông thường tại châu Á thấp hơn so với châu Âu.
Công thức tính BMI
Cách tính chỉ số khối cơ thể như sau: BMI = W/ [(H)2]
Đơn vị tính BMI là kg/m2, W đơn vị tính là kg, H có đơn vị là m.
Ý nghĩa của các thông số:
- BMI hay Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể
- W (Weight): Cân nặng con người được tính bằng kg
- H (hight): Chiều cao con người được tính bằng m.
Đối với những người có sự thay đổi cân nặng ở mức ổn định thì chỉ số BMI mới được phản ánh một cách chính xác. Vì vậy đây thường được coi là thông số đánh giá thể trạng dành cho người trưởng thành.
Nếu chỉ số BMI của một người được đánh giá là thấp thì ngoài việc suy dinh dưỡng, thể trạng gầy yếu thì nguy cơ gặp phải các vấn đề thiếu máu, loãng xương rất cao. Ngược lại chỉ số này càng cao thì nguy cơ về béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch là hoàn toàn rõ ràng.
BMI bao nhiêu thì được xem là thừa cân, béo phì?
Thừa cân, béo phì là tình trạng toàn thân hay một phần, một vùng hay bộ phận cơ thể tích lũy mỡ quá mức và có dấu hiệu bất thường. Béo phì được xem là bệnh mạn tính, bệnh ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoại hình thẩm mỹ của một người mà còn mang đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cho con người.
BMI chính là chỉ số dùng để nhận định các tình trạng này. Vậy một người có mức BMI bao nhiêu thì được xem là thừa cân, béo phì?
Xét chỉ số BMI ở một người trưởng thành, không xét đối với trẻ dưới 18 tuổi và người mang thai từ bảng phân loại của WHO. CHúng ta có được các mức đánh giá như sau:
Người thừa cân có chỉ số BMI rơi vào khoảng 25 – 29.9 trong khi đó với BMI > 30 thì được coi là béo phì. BMI>40 thì béo phì ở một người được xác định là bệnh lý và BMI>50 thì tình trạng bệnh béo phì là rất nặng.
Ý nghĩa của chỉ số BMI
Chỉ số này có ý nghĩa quan trọng trong sức khoẻ con người, cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Tình trạng cân nặng cơ thể phản ánh qua BMI
Dựa vào công thức tính đã nêu ở trên và bảng thống kê phân loại mức độ béo gầy dành cho con người tại khu vực châu Á chúng ta có thể đánh giá được tình trạng cơ thể hiện tại đang ở giai đoạn nào. Theo bảng thống kê thì BMI lý tưởng của người Việt dao động từ 18.5 – 22.9, từ đó ta có thể thấy.
- Với BMI < 18.5: Bạn đang ở tình trạng gầy, dấu hiệu của việc bạn bị thiếu cân. Cần xây dựng chế độ ăn và luyện tập hợp lý để tăng cân hiệu quả.
- 18.5<BMI <22.9: Đây là chỉ số lý tưởng phản ánh việc cơ thể đang đạt thể trạng tốt, bạn nên duy trì được tình trạng này để tốt cho sức khỏe.
- 23<BMI<24.9: Dấu hiệu hơi thừa cân bắt đầu xuất hiện, bạn đang ở mức hơi thừa cân cho đến thừa cân. Cần có chế độ kiểm soát cân nặng bằng ăn uống và luyện tập thể thao để giảm cân tự nhiên.
- BMI>25: Với chỉ số này thì bạn đang mắc bệnh béo phì, cần có ngay các biện pháp can thiệp để thay đổi nếu như bạn không muốn tình trạng này trở nên mất kiểm soát và ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình.
BMI có phải là chỉ số tuyệt đối?
Ý nghĩa của BMI trong việc xác định tình trạng cân nặng của cơ thể là điều rõ ràng đã được chứng minh. Tuy vậy với chỉ số này không thể đánh giá được lượng chất béo có trong cơ thể và không thể kết luận chính xác về lượng mỡ thừa trong cơ thể vì nó còn liên quan đến nhiều yếu tố khác.
Đối với phụ nữ do đặc điểm tính chất công việc, việc sinh nở tự nhiên, chế độ luyện tập, lao động khác với đàn ông nên thường có xu hướng tồn dư nhiều mỡ thừa hơn. Yếu tố tuổi tác như người cao tuổi thường có xu hướng tích lũy nhiều mỡ hơn với những người còn trẻ vì vậy BMI chưa phản ánh hoàn toàn chính xác.
Đối với chế độ tập luyện khác nhau cũng dẫn đến tình trạng nhóm cơ hay lượng mỡ trong cơ thể khác nhau. Có khi cân nặng của các vận động viên chủ yếu đến từ cơ bắp trong quá trình luyện tập phát triển cơ trong khi đó mỡ thừa lại tồn tại rất ít.
Ngoài BMI thì chỉ số thường dùng để đánh giá lượng mỡ trong cơ thể là chỉ số WHR, đây là chỉ số dựa trên tỷ lệ vòng eo và vòng mông. Kết hợp hai chỉ số này với nhau sẽ giúp phân loại mức độ gầy béo và các vấn đề về lượng mỡ ở các vùng eo, bụng.
Tác hại đối với sức khỏe khi chỉ số BMI quá cao?
Với người có chỉ số BMI quá cao thì chắc chắn họ đang gặp tình trạng bệnh béo phì và với căn bệnh mạn tính này thì để lại vố số tác hại cho sức khoẻ của con người. Con người có nguy cơ mắc các phải bệnh sau đây nếu sở hữu chỉ số BMI quá cao:
- Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Béo phì thừa cân dẫn đến các hiện tượng tắc mạch máu, rối loạn mạch máu, rối loạn Lipid, suy tim hay nhồi máu cơ tim..
- Nguy cơ bệnh đái tháo đường Type 2: Béo phì liên quan tới tiểu đường đó là một điều không hề phải bàn cãi, những người BMI quá cao rất dễ mắc phải các bệnh lý như tiểu đường.
- Bệnh đường hô hấp: Chỉ số BMI cao cùng bệnh béo phì gây ra chứng khó thở, dễ ngạt thở, ngưng thở hô hấp, ngáy to…
- Nguy cơ về bệnh xương khớp: Các căn bệnh như gút, thoái hoá xương khớp, tổn thương sụn, mô sụn, tràn dịch khớp.
- Liên quan đến nội tạng: Các trường hợp như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, các chứng xơ gan…
- Nguy cơ dẫn đến ung thư: Nguy cơ ung thư các loại như ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư mật khá cao nếu bạn mắc béo phì.
Có thể nói chỉ số BMI cao đi kèm thừa cân, béo phì đó là căn nguyên gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ của con người. Chúng ta nên xây dựng, kiểm soát các chỉ số hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt, an toàn tránh các nguy cơ gây bệnh tật, tử vong.
Làm gì để đạt được chỉ số BMI lý tưởng?
Để đạt được chỉ số BMI lý tưởng, điều này không phải là vấn đề quá khó nhưng không phải là điều dễ dàng thực hiện. Nhất là đối với những người đã vượt ngưỡng chỉ số bình thường, những người thừa cân, béo phì.
Để đạt được BMI tiêu chuẩn thì chúng ta cần duy trì được cân nặng ổn định tỷ lệ với chiều cao. Đối với đa số người thì giải pháp hợp lý nhất là kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn uống và luyện tập.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Các bạn cần xây dựng chế độ ăn theo hướng dẫn của Bác sĩ, chế độ ăn phải đảm bảo dinh dưỡng nhưng cân bằng được các dưỡng chất thiết yếu. Các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, khoa học kết hợp luyện tập sẽ giúp bạn nhanh chóng có chỉ số BMI như ý muốn.
Kiểm soát khẩu phần ăn cân bằng, chia nhiều bữa ăn nhỏ khác nhau. Hạn chế các thực phẩm giàu năng lượng, chất béo, các thực phẩm chứa nhiều đường, bữa ăn cần tránh nạp cùng lúc nhiều loại thực phẩm nhiều calo, không uống rượu bia chất kích thích quá nhiều.
Xây dựng chế độ luyện tập
Tập luyện thể dục thể thao cũng là cách để đạt được chỉ số BMI lý tưởng. Bạn cần xây dựng một chế độ rèn luyện khoa học, cường độ vận động vừa phải, phù hợp với thể trạng và kiên trì đều đặn với thói quen thể dục của mình.
Tham gia các môn thể thao yêu thích để có động lực luyện tập hơn. Áp dụng nhiều bài tập để tăng sức chịu đựng, sức đề kháng, các bài tập giảm cân như chạy bộ, xe đạp, Aerobic, bơi lội…
Một số các môn thể thao có thể không phù hợp với thể trạng của bạn hoặc không thích hợp với bệnh lý mà bạn có thể đang mắc phải. Chính vì vậy bạn nên tham khảo Bác sĩ nếu như muốn có được môn thể thao phù hợp phát huy hiệu quả.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Ngoài ăn uống và luyện tập thì thói quen nghỉ ngơi đúng cách cũng vô cùng quan trọng trong mục tiêu đạt BMI lý tưởng. Nghỉ ngơi giúp phục hồi cơ thể, đưa cơ thể về trạng thái thư thái và phục hồi nhanh nhất.
Bạn cần xây dựng được một chế độ nghỉ ngơi phù hợp với giờ giấc học tập, làm việc và sinh hoạt của mình để kiểm soát chỉ số BMI. Cần quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi và chất lượng giấc ngủ hợp lý để có được một sức khỏe tốt.
Môi trường phòng ngủ nghỉ ngơi cần yên tĩnh, thông thoáng sạch sẽ. Hạn chế sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tránh thói quen thức quá khuya. Một giấc ngủ ngon kéo theo đó là một cơ thể khoan khoái dễ chịu và tràn đầy năng lượng để phục vụ học tập, làm việc tránh được nhiều thói quen xấu.
Kết luận
BMI là gì thông qua bài viết trên chắc hẳn độc giả đã tìm được cho mình câu trả lời. Những vấn đề liên quan đến chỉ số khối của cơ thể và những tổng hợp lời khuyên của chúng tôi hy vọng giúp ích được cho các bạn trong việc xây dựng một đời sống thể chất khoẻ mạnh, tránh xa bệnh tật.