Giải ngân được xem như là một trong những thủ tục vô cùng quan trọng không thể thiếu trong quá trình vay vốn tại ngân hàng. Nếu bỏ đi hình thức và giai đoạn giải ngân, giao dịch sẽ trở nên thất bại và không mang lại được hiệu quả cho người tiêu dùng dịch vụ so với mục đích đặt ra.
Giải ngân là gì?
Đi vào cắt nghĩa và giải thích rõ ràng cụm từ “Giải ngân”, từ khóa được xem như là một thuật ngữ cần phải hiểu và nắm rõ từng chi tiết, khi muốn vay vốn tại ngân hàng. Chỉ khi am hiểu và thuần thục thủ tục, các bước trong giải ngân, giao dịch mới diễn ra một cách tốt đẹp và quá trình vay vốn mới trở nên dễ dàng hơn.
Hơn hết, khi vay tiền tại ngân hàng, chứng tỏ người đi vay cần tiền để xoay sở gấp. Trong khi tất cả các công đoạn hồ sơ, giấy tờ cần phải được chuẩn bị một cách kỹ càng và không được xảy ra sai sót, dài như tấu sớ.
Nhưng các cơ quan nhà nước, khu tập trung như ngân hàng, khu công chứng, nhà pháp luật, … Đều tiêu tốn nhiều thời gian và mối quan hệ, mới có thể thông qua từng cửa.
Cho nên, nếu như hiểu được giải ngân là quá trình mà bên cho vay sẽ chi ra một khoản tiền theo hợp đồng đã được ký kết, có giá trị pháp lý. Ví dụ, nếu giữa ngân hàng và người đi vay, thì đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ là bên cung ứng tiền và người đi vay sẽ là người nhận tiền.
Có thể thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, chọn cách chuyển khoản để tiền vào ngân hàng hoặc tiền mặt tùy theo nhu cầu và mục đích của người tiêu dùng dịch vụ. Việc giải ngân sẽ diễn ra khi đã hoàn tất tất cả giấy tờ liên quan nói trên, thực hiện một lần hoặc chia ra nhiều lần.
Những câu hỏi thường gặp về giải ngân
Giải ngân là một quá trình mang tính phức tạp nhất định nên mỗi lần thực hiện các thủ tục, đều có chuyên viên tư vấn của ngân hàng giải thích rõ ràng, rành mạch. Tuy vậy, khách hàng vẫn sẽ gặp một số thắc mắc thông thường, sau đây sẽ là một số câu hỏi thường được đặt ra nhiều nhất:
- Nguyên nhân chính dẫn đến thủ tục tốn nhiều thời gian, có khả năng thất bại cao là gì?
- Nên lựa chọn ngân hàng nào để đề xuất vay thì sẽ được giải ngân nhanh chóng hơn?
- Số tiền tối đa và tối thiểu có thể được giải ngân nếu chọn một lần và nhiều lần là bao nhiêu?
Quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng
Một khi đã nắm rõ và xác định được đúng nghĩa của từ giải ngân, sẽ tiến hành theo dõi và phân tích các quy trình diễn ra theo năm bước cơ bản. Đồng thời tạo ra cơ hội để quan sát và theo dõi những lưu ý, kinh nghiệm của người vay trước để tiết kiệm thời gian và công sức nếu như rơi vào sự cố rủi ro, dẫn đến thất bại.
Cho nên, nội dung sau đây, được xem như là một phần quan trọng liên quan đến quá trình giải ngân mà mọi người không nên bỏ qua. Hãy cùng đi vào tìm hiểu giai đoạn nhất định bắt gặp tại ngân hàng khi đi vay, cũng như là những chia sẻ cực kỳ quý báu:
Bước một: Ngân hàng tiến hành thu thập và xác minh thông tin
Đối với những người thuộc nhóm thực hiện dịch vụ vay tiền lần đầu tiên, chắc chắn cho rằng đây là thao tác thuộc về phía đơn vị ngân hàng hỗ trợ. Không cần phải can thiệp và không cần kiểm chứng thêm bất kỳ điều gì.
Tuy nhiên, đó là nhận định sai, mặc dù việc tiến hành thu thập và thông tin là nhiệm vụ của ngân hàng. Đồng nghĩa với việc ngân hàng đang là đối tượng chủ động và người đi vay là đối tượng bị động. Đó chỉ là nghĩa mặt chữ, nhưng người hướng đến việc đi vay, phải hiểu, bạn là người đang cần sự giúp đỡ.
Cho nên nếu như bạn không cung cấp dữ liệu và thông tin xác minh, đúng phương pháp và yêu cầu, ngân hàng và nhân viên tại ngân hàng sẽ rất khó trong việc giải ngân. Do đó, hãy điền nội dung cung ứng một cách đầy đủ và trung thực:
- Họ và tên trên giấy khai sinh, căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc giấy phép lái xe,…
- Số điện thoại di động: là thuê bao liên lạc hiện đang được sử dụng và còn tiếp diễn sử dụng trong tương lai lâu dài.
- Địa chỉ liên lạc: điền cả thông tin địa chỉ thường trú và thông tin bán trú.
- Thông tin của các thành viên liên quan trong gia đình, nếu đã kết hôn, điền cả tên lẫn vợ lẫn chồng, con cái (nếu có),…
- Khả năng thu nhập, tình hình tài chính, mục đích vay tiền, giấy tờ thế chấp,…
- Thời gian đáo hạn, khoản muốn vay, thời gian giao dịch,…
Bước hai: Chuẩn bị hồ sơ, tự vác xác minh, photo công chứng
Trong quá trình đăng ký sử dụng dịch vụ vay tiền tại ngân hàng, trước khi tiến hành giải ngân, yêu cầu cung cấp các thủ tục và hồ sơ liên quan về mặt pháp lý. Tính đúng đắn của hồ sơ sẽ quyết định về việc ngân hàng có nên chấp nhận cho bạn vay vốn hay không.
Nếu như hồ sơ xảy ra sự cố, nhu cầu vay vốn sẽ bị tạm ngưng và đồng thời việc việc giải ngân sẽ không diễn ra như đã dự kiến. Do đó, sẽ dẫn đến cho người vay tiền rất nhiều bất lợi, trì hoãn dự án, gián đoạn khả năng chi trả thanh toán chi phí trong đời sống,…
- Hồ sơ pháp lý: Bao gồm tất cả những thông tin liên quan đến người vay tiền, như giấy căn cước photo có mộc công chứng của nhà nước.
- Hồ sơ tài chính: đối với những nhà kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ cần điền mức thu nhập mà khả năng có thể tạo ra mỗi tháng.
- Hồ sơ đảm bảo tài sản: sổ hồng, giấy cấp phép hoạt động kinh doanh,…
- Ngược lại các doanh nghiệp lớn, xem đây là một vấn đề cực kỳ đau đầu, không chỉ nêu mức doanh thu hàng tháng. Mà còn phải sao kê và cho biết quá trình thực hiện kinh doanh, chi phí chi trả nhân công, mặt bằng, nguồn hàng, thuế,…
Bước ba: Kiểm định tính trung thực trong nội dung
Bản chất và vai trò thực hiện của bước ba tương tự như bước một, chuyên viên tín dụng kiểm toán của ngân hàng tiến hành kiểm tra và đối chiếu dữ liệu đã cung cấp. Xem mộc đóng dấu, thông tin cá nhân, sổ sách, giấy tờ thế chấp, đã đủ đạt tiêu chuẩn và yêu cầu mang tính pháp lý trong quá trình thực hiện giao dịch hay chưa.
- Nếu tất cả thông tin đối chiếu đã phù hợp, thì xác định và đi đưa ra kết quả khách hàng đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng.
- Ngược lại nếu như có xảy ra sự cố, đơn vị sẽ báo lại và đối chiếu một lần nữa với khách hàng, nếu như khách có thể cung cấp lại được thông tin đúng, giao dịch tiếp tục diễn ra.
- Trong trường hợp, khách không đưa được thông tin và dữ liệu cần bổ sung, giai đoạn giải ngân sẽ dừng lại ở đây, tạm lưu hồ sơ.
Bước bốn: Phê duyệt khoản vay đã yêu cầu
Trước khi thông báo chính thức đến khách hàng về kết quả đề xuất vay đã nộp tại ngân hàng, chuyên viên sẽ là một báo cáo đề xuất tín dụng và yêu cầu cung cấp vốn giải ngân, trình lên cấp trên, đợi phê duyệt đơn.
Đó là đối với những trường hợp vay với một số tiền nhỏ cho các nhu cầu phát triển kinh doanh, bất động sản, xây dựng,… Trong trường hợp đặc biệt, đối với một khoản vay quá lớn, để thành lập và mở rộng quy mô doanh nghiệp với nhiều đối tượng tham gia.
Nhưng chỉ có một người đại diện duy nhất đến từ công ty trách nhiệm, đứng ra đảm bảo tính minh bạch và khách quan. Cần phải có bộ phận thẩm định độc lập khác, đóng vai trò là bên nhân chứng giữa ngân hàng và người đi vay, để có thể lưu trữ hồ sơ của hai bên một cách công bằng và công tâm nhất.
Lúc này, bên trung gian ấy sẽ là người quyết định phê duyệt đồng ý hay từ chối, chắc chắn đây là một bên có thẩm quyền nhà nước. Nên các đối tượng tham gia hoàn toàn có thể yên tâm, giao phó trách nhiệm, sẽ không có bất kỳ sự mờ ám hay dấu diếm gì ở đây, tất cả quá trình đều sẽ được công khai trước pháp luật.
Bước năm: Tiến hành thủ tục hoàn tất giải ngân cho khoản vay
Cấp cao đã phê duyệt giấy tờ, đưa ra quyết định xác nhận đồng ý đối với yêu cầu vay vốn đến từ khách hàng, sau đó tiến hành giải ngân số tiền mà bạn đã điền trong đơn vay, đúng theo những gì đã thỏa thuận. Tuy nhiên, mỗi nhu cầu sử dụng đầu tư sẽ quyết định là giải ngân một lần hay nhiều lần.
Đây cũng chính là công đoạn cuối cùng, khép lại quy trình giải ngân và cho vay. Chính thức ghi nhận mục đích của người tiêu dùng khi đề xuất khoản vay mong muốn đối với ngân hàng.
Lưu ý quan trọng khi giải ngân cho khách hàng
Những lưu ý mà cả ngân hàng và khách hàng đều phải nắm bắt cẩn trọng. Để giúp cho quá trình giải ngân diễn ra trơn tru và mượt mà nhất, khi tham gia và sử dụng dịch vụ tại ngân hàng:
Phải có sự cộng tác giữa phía cho vay và đi vay, để có thể đối chiếu được thông tin một cách chi tiết và trung thực nhất. Rút ngắn thời gian thẩm định của ngân hàng, giúp cho người tiêu dùng đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian sớm nhất.
Nên sắp xếp thời gian vay vốn và mong muốn được giải ngân để yêu cầu trong thủ tục, được diễn ra một cách suôn sẻ, không bị lỡ dở và gián đoạn bởi công việc của đôi bên. Đọc kỹ tất cả những thông tin, quy định về vốn, lãi suất, biên độ và thời hạn gia tăng,…
Kết luận
Giải ngân là một công đoạn vô cùng quan trọng không thể thiếu trong quá trình đi vay của khách hàng và cho vay của ngân hàng. Để giúp cho thủ tục giải ngân được diễn ra thành công tốt đẹp, hai bên phải có sự cộng tác và thấu hiểu nhất định cho tính chất công việc của nhau.