Lương tối thiểu vùng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của người lao động. Mức lương này ảnh hưởng rất lớn lên những sinh hoạt và nhu cầu trong cuộc sống của con người. Nếu bạn muốn tìm rõ hơn thông tin về vấn đề này thì hãy đi đến bài viết sau đây nhé!
Lương tối thiểu vùng là gì?
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất người lao động có thể nhận được khi làm các công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động cho phép. Mức lương đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, hợp lý với các điều kiện phát triển của kinh tế và xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác định qua vùng và quy định theo tháng, giờ. Đây là mức lương đã được điều chỉnh dựa theo tương quan giữa lương tối thiểu và lương trên thị trường. Đảm bảo được nhu cầu sống và sinh hoạt tối thiểu của con người.
Mục đích lương tối thiểu vùng dùng vào việc nào?
Nhiều người đặt ra vấn đề về lương tối thiểu tại một vùng dùng để làm gì? Để trả lời cho câu hỏi này, dưới đây là một số tác dụng mà lương tối thiểu vùng mang đến cho người lao động:
Lương tối thiểu là lương phải trả ít nhất cho người lao động
Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thoả thuận giữa doanh nghiệp và người lao động về tiền lương. Trong đó, mức lương trả cho người làm việc trong điều kiện lao động bình thường, cam kết đủ thời gian làm việc bình thường trong 1 tháng và hoàn thành mức lao động hay công việc đã cam kết hải bảo đảm:
- Không được thấp hơn mức lương tối thiểu đối với người lao động làm những công việc đơn giản nhất.
- Cao hơn tối thiểu 7% so với mức lương tối thiểu tại vùng đối với người lao động làm các công việc đòi hỏi điều kiện phải qua giai đoạn học nghề và đào tạo nghề theo quy định.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu phải đóng
Tuỳ theo những người lao động khác nhau mà mức lương tối thiểu vùng bắt buộc đóng của những người này cũng sẽ không giống nhau. Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể sau đây:
- Với đối tượng người lao động làm các công việc hay chức danh đơn giản nhất trong điều kiện làm việc bình thường: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu tại vùng quy định tại thời điểm đóng.
- Với người lao động làm công việc hay chức danh đòi hỏi về điều kiện lao động qua đã qua đào tạo và học nghề: Phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định tại vùng.
- Với đối tượng làm các công việc hay chức danh trong điều kiện phải làm việc nặng nhọc, tiếp xúc các chất độc hại, nguy hiểm: Quy định cao hơn tối thiểu 5% so với mức lương của công việc hay chức danh phù hợp tương ứng với độ phức tạp, lao động trong điều kiện làm việc bình thường.
- Với những người làm các công việc hay chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt, phải lao động nặng nhọc, tiếp xúc nhiều độc hại, nguy hiểm: Cao hơn tối thiểu 7% đối với mức lương của công việc hay chức danh tương ứng với độ phức tạp, làm việc trong điều kiện bình thường.
Mức lương để trả khi ngừng việc
Khi một cá nhân đưa ra quyết định ngừng công việc hiện tại đang làm. Lương tối thiểu này chính là cơ sở để các cơ quan, người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho đối tượng lao động.
Lương tối thiểu vùng là căn cứ làm cơ sở tính thiệt hại
Khi người lao động cố ý hay vô tình làm hư hỏng các dụng cụ, thiết bị hay có các hành vi nhằm gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động. Lúc này, người lao động phải có nghĩa vụ bồi thường theo quy định của pháp luật hay theo nội quy lao động của bên sử dụng lao động đề ra.
Trường hợp khi người lao động gây thiệt hại không quá nghiêm trọng xuất phát từ nguyên nhân sơ suất, vô ý với giá trị tài sản thiệt hại không quá 10 tháng lương thấp nhất tại vùng làm việc do Chính phủ công bố và quy định. Khi đó, người lao động chỉ phải bồi thường tối đa ba tháng tiền lương và khấu trừ hàng tháng theo quy định luật.
Mức tối thiểu khi chuyển người lao động sang công việc khác
Nếu người lao động bị chuyển sang làm công việc khác với công việc đã ký kết trên hợp đồng lao động và sẽ được trả lương theo công việc mới chuyển. Tuy nhiên, nếu tiền lương công việc mới so với tiền lương công việc cũ thấp hơn thì người lao động được giữ nguyên tiền lương công việc cũ trong thời hạn làm việc là 30 ngày.
Tiền lương của công việc mới tối thiểu 85% so với tiền lương công việc cũ và không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu. Đây là quy định được pháp luật quy định phải chấp hành.
Lương cơ sở với lương tối thiểu vùng có khác nhau?
Lương cơ sở và lương tối thiểu luôn bị khá nhiều người nhầm lẫn với nhau. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn, xuất phát từ đây là hai mức lương thường được nhắc đến trong các lĩnh vực lao động hãy bảo hiểm. Sau đây là một số cách phân biệt hai mức lương này:
Về định nghĩa lương tối thiểu vùng với lương cơ sở
Mức lương cơ sở là mức lương được sử dụng làm căn cứ để xác định mức lương trong các bảng lương, chi phí phụ cấp và thực hiện các hoạt động khác nhau theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng được quy định. Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở do chủ sở hữu lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương.
Đối tượng áp dụng
Có thể phân biệt hai mức lương qua mức thu nhập mà đối tượng lao động được nhận được. Đối tượng được áp dụng cho mức lương cơ sở được liệt kê cụ thể như sau:
- Cán bộ, công nhân viên từ cấp trung ương đến cấp xã.
- Viên chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc hệ công lập.
- Người làm việc theo ký kết hợp đồng lao động trong các cơ quan và đơn vị của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội.
- Những người làm việc trong biên chế các hội được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
- Đơn vị lao động hợp đồng trực thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và thuộc Công an nhân dân.
- Người làm việc cho các tổ chức trọng yếu.
- Người không chuyên trách hoạt động tại các cấp xã, thôn hay tổ dân phố.
Khác với mức lương cơ sở, các đối tượng của mức lương thấp nhất tại vùng làm việc có sự khác biệt khá dễ nhận biết. Đối tượng được áp dụng các mức lương tối thiểu vùng được nêu cụ thể sau:
- Các thể loại doanh nghiệp được hành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp
- Hợp tác xã và các tổ chức khác tại Việt Nam có sử dụng lao động theo quy định của hợp đồng lao động.
- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hay quốc tế và cá nhân nước ngoài định cư tại Việt Nam có sử dụng nguồn lao động theo quy định hợp đồng lao động.
- Người lao động lao động theo các điều kiện hợp đồng lao động.
Mức lương hiện nay của lương tối thiểu vùng với lương cơ sở
Mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu hiện nay có sự khác nhau khá nhiều. Dựa vào mức lương bạn sẽ dễ dàng phân biệt được hai khái niệm. Mức lương cơ sở là mức lương cố định hơn 1.500.000 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lương thấp nhất này có sự phân chia thành 4 vùng cụ thể và cao nhất là vùng I giảm dần về vùng IV. Chi tiết mức lương sẽ được trình bày ở nội dung kế tiếp.
Nguyên tắc áp dụng
Nguyên tắc áp dụng mức lương cơ sở được dựa vào mức lương và hệ số lương trên cơ sở để tính lương cho các đối tượng. Còn lại, đối với mức lương tối thiểu vùng được áp dụng tại vùng hoạt động của doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu vào năm 2022?
Theo quy định của Nghị định và Chính phủ về mức lương tối thiểu vào năm 2022. Mức lương tối thiểu vùng của đối tượng lao động trong một tháng được nêu rõ sau đây:
- Vùng I: Mức lương thấp nhất tại vùng I là 4.680.000 đồng/tháng, tăng 260.000 đồng so với lần quy định hiện hành trước đó.
- Vùng II: Mức lương thấp nhất tại vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, tăng 240.000 đồng so với lần quy định hiện hành trước đó.
- Vùng III: Mức lương thấp nhất tại vùng III là 3.640.000 đồng/tháng, tăng 210.000 đồng so với lần quy định hiện hành trước đó.
- Vùng IV: Mức lương thấp nhất tại vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng, tăng 180.000 đồng so với lần quy định hiện hành trước đó.
- Đồng thời, quy định đã bổ sung mức lương thấp nhất theo giờ làm việc tại các vùng I, II, III và IV lần lượt như sau: 22.500 đồng/giờ, 20.000 đồng/giờ, 17.500 đồng/giờ và 15.600 đồng/giờ.
Trả ít hơn mức lương tối thiểu bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ quy định đã nêu ra, mức phạt tiền áp dụng với bên sử dụng lao động khi có các hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể như sau:
- Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với doanh nghiệp vi phạm không trả lương cho 1 đến 10 người lao động
- Từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với các doanh nghiệp vi phạm không trả lương cho 11 đến 50 người lao động.
- Từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với các doanh nghiệp vi phạm không trả lương cho hơn 51 người lao động trở lên.
Mức phạt trên chỉ áp dụng cho chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động là một cá nhân. Nếu chủ doanh nghiệp là một tổ chức, mức phạt dựa trên số tiền phạt nhân lên gấp 2 lần.
Do đó, theo quy định đã nêu trên, cá nhân sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị phạt đối đa lên đến 75 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp người trả lương là một tổ chức, doanh nghiệp có nhiều chủ thì mức phạt tối đa sẽ lên tới 50 triệu đồng.
Kết luận
Nhìn chung, trên đây là tất cả nội dung có liên quan đến mức lương tối thiểu vùng mà mọi người cần biết, đảm bảo quyền lợi cá nhân cho người lao động. Hiểu được những thông tin sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết và giành được quyền lợi của chính bản thân mình.