Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội hiện đang được rất nhiều người lựa chọn tham gia. Vậy bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại bảo hiểm gì? Làm cách nào để có thể tham gia loại bảo hiểm này? Và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định như thế nào? Mời các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết hôm nay để có thể giải đáp các thắc mắc bên trên.
BHXH tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội đối với nhiều người có lẽ không còn là một cái tên quá xa lạ. Thông thường, bảo hiểm xã hội sẽ được chia thành bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội không bắt buộc hay còn gọi là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Khái niệm BHXH tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức phát hành mà ở đó những người tham gia sẽ được phép tự do lựa chọn mức đóng, phương thức đóng sao cho phù hợp với nhu cầu và thu nhập của chính bản thân.
Theo đó, việc lựa chọn tham gia loại bảo hiểm này hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện và không có yếu tố bắt buộc. Vậy nên người dân có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia nếu không muốn.
Những đối tượng có thể được tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên nhưng không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia vào bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời gian dưới 3 tháng trước ngày 01/01/2018; người làm việc theo hợp đồng lao động thời gian dưới 1 tháng tính từ ngày 01/01/2018 trở về sau.
- Những người hoạt động không chuyên trách ở các thôn, ấp, bản, sóc, làn, tổ dân phố, khu, khu phố.
- Những người lao động làm công việc giúp việc gia đình.
- Người tham gia làm việc trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng không hưởng tiền lương.
- Xã viên không hưởng tiền lương và tiền công làm việc ở hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã.
- Nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm tự tổ chức hoạt động lao động để tạo việc làm.
- Người lao động đủ điều kiện tuổi đời nhưng không đủ điều kiện về thời gian đóng để có thể được hưởng lương hưu theo quy định.
- Các đối tượng khác.
Các chế độ của BHXH tự nguyện
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay gồm có 2 chế độ đó là tử tuất và hưu trí. Với các chế độ này, người lao động có thể đảm bảo được cuộc sống của mình sau khi không còn đủ khả năng để tiếp tục làm việc nữa.
Mức hưởng BHXH tự nguyện
Người ta sẽ dựa theo hai chế độ hưu trí và tử tuất để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho bạn. Với chế độ hưu trí, người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm theo chế độ này nếu đạt đủ độ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có đủ 20 năm làm việc trở lên.
Về mức hưởng lương hưu, mức hưởng sẽ được tính bằng tỉ lệ hưởng nhân với bình quân thu nhập 1 tháng đóng cho bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, người lao động cũng có thể chọn nhận trợ cấp một lần. Với trợ cấp một lần, mỗi một năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỉ lệ hưởng lương hưu 75%.
Với chế độ tử tuất, sẽ có hai phần là trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Với trợ cấp mai táng, điều kiện áp dụng là người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên hoặc là người đang hưởng lương hưu chết hoặc đã bị tuyên bố đã chết. Mức trợ cấp mai táng sẽ được tính bằng mức lương cơ sở nhân với 10.
Với trợ cấp tuất, loại trợ cấp này chỉ được giải quyết 1 lần. Đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang trong thời gian bảo lưu đóng thì cứ mỗi năm sẽ được nhận 2 tháng mức lương bình quân thu nhập đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng. Còn đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu sẽ được hưởng 48 tháng lương hưu nếu người lao động chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu.
Thông tin về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2022
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Sau đây chúng tôi sẽ thông tin cho bạn về mức đóng và những điều cần chú ý khi đóng loại bảo hiểm này.
Giới thiệu mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được Nhà nước ta quy định rất chi tiết và rõ ràng trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và được tính theo công thức cụ thể sau đây: Mức đóng hằng tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội – Mức hỗ trợ của Nhà nước.
Trong đó, mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội là do người đóng tự lựa chọn nhưng phải trong giới hạn. Mức thấp nhất chính là mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn và là 700.000 đồng/tháng. Mức cao nhất theo quy định được tính bằng cách lấy mức lương cơ sở nhân với 20 và được quy định theo con số cụ thể là 29,8 triệu đồng.
Từ ngày 01/01/2018, Nhà nước ta bắt đầu thực hiện hỗ trợ người dân một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và sẽ hỗ trợ trong thời gian 10 năm đối với những người tham gia. Mức hỗ trợ đã được quy định rõ ràng theo từng đối tượng trong công văn kèm theo.
Nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện lúc nào?
Hiện nay có 6 phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn đó là đóng tiền hàng tháng, đóng tiền 3 tháng một lần, đóng tiền 6 tháng một lần, đóng tiền 12 tháng một lần, đóng tiền một lần cho nhiều năm nhưng không được quá 5 năm, đóng tiền một lần cho những năm còn thiếu đối với những người đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu dưới 10 năm.
Nếu trường hợp người tham gia đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thiếu trên 10 năm thì có thể lựa chọn tiếp tục tham gia đóng theo một trong năm phương thức đóng còn lại đến khi còn dưới 10 năm thì có thể chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu.
Còn có một lưu ý nữa đó là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập hằng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Một số cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hiện nay, có 2 cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng đó là đóng trực tiếp và đóng online. Với cách đóng trực tiếp, bạn có thể đến các đại lý thu tiền bảo hiểm xã hội như bưu điện, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bạn sống hoặc có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội để có thể đóng tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Với cách đóng online, bạn thực hiện đóng trên ứng dụng bảo hiểm xã hội VssID hoặc đóng trên các ứng dụng ngân hàng đã liên kết với bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hiện nay, bảo hiểm xã hội đã liên kết và hỗ trợ đối với một số ngân hàng như Vietcombank, BIDV, MB Bank… để người dùng có thể chủ động trong việc đóng bảo hiểm xã hội, không cần tốn thời gian đi đến các cơ quan.
Đối với cách đóng bảo hiểm xã hội bằng ứng dụng VssID, đầu tiên bạn phải tải ứng dụng về thiết bị của mình trước đã. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ứng dụng VssID trên CH Play và App Store. Sau khi đã tải ứng dụng, bạn tiến hành đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản nếu chưa có. Sau khi đã đăng nhập xong, bạn vào chức năng dịch vụ công và chọn mục có tiêu đề đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là có thể đóng.
Mức hỗ trợ BHXH tự nguyện từ 1/8/2022 là bao nhiêu?
Trong công thức tính mức tiền đóng bảo hiểm xã hội có một phần đó là mức hỗ trợ của Nhà nước. Có nhiều người chắc vẫn đang thắc mắc về mức hỗ trợ này. Sau đây chúng tôi xin thông tin đến bạn những đối tượng được hưởng hỗ trợ và mức hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ai là người được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Theo quy định, từ ngày 01/08/2018, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ mức tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho tất cả các đối tượng có đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trong đó hộ nghèo và hộ cận nghèo là hai đối tượng được hỗ trợ nhiều nhất. Việc làm này là để thu hút người dân tích cực tham gia vào bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian tới.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/8/2022
Từ ngày 01/08/2022, Nhà nước quy định rằng những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng mức hỗ trợ tiền đóng tính theo phần trăm dựa trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của người đó theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo từng thời kỳ. Và từ ngày 01/01/2022, mức chuẩn hộ nghèo chính thức được được tăng thành 1,5 triệu đồng.
Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ thêm 30% mức đóng đối với những người thuộc hộ nghèo; 25% mức đóng đối với những người thuộc hộ cận nghèo và 10% đối với các đối tượng khác ngoài hai đối tượng trên.
Kết luận
Bên trên là tất cả những thông tin đầy đủ nhất về bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng như mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hy vọng sau bài viết hôm nay bạn đã có thể giải đáp được các thắc mắc bản thân và cập nhật được cho mình những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn và đã theo dõi bài viết hôm nay và nếu có gì cần góp ý bạn có thể bình luận vào phần bình luận ở bên dưới.