Bảo hiểm y tế là một bảo hiểm khá phổ biến và quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Nó mang lại nhiều lợi ích về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho những ai sở hữu nó. Người mua loại bảo hiểm này sẽ được chi trả một phần hoặc có thể là toàn bộ chi phí thăm khám, tư vấn sức khỏe, điều trị,…nếu không may họ bị bệnh hay xảy ra tai nạn không mong muốn.
Khái niệm về bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm được quản lý và tổ chức bởi Nhà nước. Nó nhằm huy động sự đóng góp của một cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội dùng để khám bệnh, chăm lo cho sức khỏe và chữa bệnh cho người dân. Loại bảo hiểm này là một hình thức bảo hiểm được áp dụng trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh mà không vì mục đích tạo ra lợi nhuận.
Bảo hiểm này là hình thức bảo hiểm bắt buộc và được áp dụng đối với các nhóm đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2014. Loại bảo hiểm này nhằm huy động nguồn lực tài chính của cộng đồng, xã hội, nó được tổ chức thực hiện và được sự bảo hộ của Nhà nước.
Mặt khác, bảo hiểm xã hội này được thực hiện theo nguyên lý là chia sẻ rủi ro, lấy tài chính của phần đông người khỏe mạnh và ít khi bệnh tật để bù đắp, hỗ trợ các thanh toán viện phí cho những người tham gia bảo hiểm này không may đau ốm, bị bệnh, đi khám chữa bệnh.
Đối tượng người tham gia đóng bảo hiểm xã hội này
Loại bảo hiểm này không chỉ mang bản chất của xã hội do đây là một loại bảo hiểm vì mục đích an sinh xã hội mà còn vừa thể hiện sự hỗ trợ của Nhà nước đối với cuộc sống của người dân và sự tương hỗ mang tính cộng đồng. Do đó, Nhà nước đã khuyến khích người dân tham gia loại bảo hiểm này.
Các quy định khi tham gia đóng bảo hiểm y tế
Bên cạnh khuyến khích người dân tích cực tham gia loại bảo hiểm này, Chính phủ và Nhà nước ta còn có các quy định bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng. Theo quy định tại nghị định 146/2018/NĐ-CP thì đối với bảo hiểm xã hội này đã có quy định bắt buộc sáu nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm.
Và cũng theo nghị định này, những người không thuộc sáu nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm là những đối tượng thuộc nhóm tham gia bảo hiểm tự nguyện. Những quy định của Nhà nước về việc tham gia loại bảo hiểm này rất rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu và người có thể dễ dàng thực hiện theo các quy định đó.
Các nhóm đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm
Theo quy định của nghị định 146/2018/NĐ-CP, có sáu nhóm đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm y tế bao gồm những nhóm đối tượng bắt buộc được quy định như sau.
- Nhóm đối tượng người sử dụng lao động và người lao động đóng.
- Nhóm do các cơ quan của bảo hiểm xã hội đóng
- Nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước đóng.
- Nhóm đối tượng có ngân sách của Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
- Nhóm đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
- Nhóm đối tượng do các người sử dụng lao động đóng.
Mức đóng của bảo hiểm y tế
Mức đóng của loại bảo hiểm này được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm của tiền lương để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo những quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2014 cùng với nghị định 146/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết về mức đóng của loại bảo hiểm này. Bao gồm những nội dung quy định cụ thể sau đây.
- Đối với 3 nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng, nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách Nhà nước đóng thì có mức đóng bảo hiểm này là 4,5% tiền lương tháng.
- Đối với nhóm đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở và người thứ hai, thứ ba, thứ tư sẽ đóng lần lượt bằng với 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Tiếp theo, từ người thứ năm trở đi thì đóng bằng với 40% mức đóng bảo hiểm của người thứ nhất.
- Đối với nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng thì người thuộc hộ gia đình cận nghèo và có mức hỗ trợ tối thiểu bằng 70% tiền lương cơ sở; học sinh, sinh viên; các hộ gia đình làm lâm, nông, ngư nghiệp có mức thu nhập trung bình và có mức hỗ trợ tối thiểu bằng với 30% tiền lương cơ sở.
Nơi đóng của loại bảo hiểm xã hội này ở đâu?
Theo những quy định của Nhà nước về các mức đóng khác nhau thì quy định về nơi mua và cách mua của bảo hiểm y tế cũng khác nhau. Nơi mua và cách mua bảo hiểm này sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau trong quy định. Mỗi đối tượng tham gia loại bảo hiểm xã hội này đều có các địa điểm mua, những cách mua khác nhau. Bao gồm quy định cụ thể sau.
- Với nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên thì sẽ tham gia đóng loại bảo hiểm này ngay tại các trường mà mình đang theo học. Khi tham gia bảo hiểm này, các bạn cần có thẻ học sinh hay thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh để có thể tham gia bảo hiểm.
- Với nhóm đối tượng là hộ gia đình thì có thể đăng ký tham gia bảo hiểm này tại thị trấn, phường, Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú hoặc các đại lý thu trên địa bàn. Khi tham gia đóng bảo hiểm, đại diện của hộ gia đình cần chuẩn bị các giấy tờ gồm những giấy tờ như tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu, danh sách thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm này theo mẫu,….
- Với nhóm đối tượng là các cá nhân khác, những đối tượng làm tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức hoặc người được Nhà nước hỗ trợ sẽ đóng bảo hiểm này tại chính đơn vị mà họ đang làm việc hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn.
Thời hạn sử dụng bảo hiểm y tế
Thời hạn sử dụng của loại bảo hiểm này cũng rất được nhiều người quan tâm, vì nó ảnh hưởng đến lợi ích về chăm sóc sức khỏe của người dân. Mỗi thẻ của loại bảo hiểm xã hội này đều có hạn sử dụng khác nhau. Vì vậy, người dân nên lưu ý thời gian sử dụng của bảo hiểm để đảm bảo những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế.
Nơi ghi thời hạn sử dụng của bảo hiểm
Thời gian trước, khi tham gia loại bảo hiểm này thì trên mẫu thẻ cũ của bảo hiểm đều có ghi thời gian sử dụng cụ thể của thẻ bảo hiểm. Nhưng từ khi thực hiện theo hướng dẫn của công văn 3340/BHXH-ST thì bắt đầu từ ngày 1/8/2017 trên thẻ bảo hiểm đã không còn ghi thời điểm hết hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm mà thay vào đó là ghi thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng của thẻ.
Ngoài ra, theo quyết định 1666/QĐ-BHXH về việc ban hành mẫu mới thẻ bảo hiểm này từ ngày 1/4/2021 và mẫu mới này cũng chỉ ghi thời điểm mà thẻ có giá trị sử dụng lên trên chiếc thẻ bảo hiểm.
Những quy định về thời hạn sử dụng bảo hiểm y tế
Theo các quy định tại điều 13 nghị định 146/2018/NĐ-CP cùng với khoản 73 điều 1 quyết định 505/QĐ-BHXH để xác định thời gian có giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm của từng đối tượng tham gia như sau.
- Đối tượng do người sử dụng lao động và người lao động đóng thì thẻ bảo hiểm có giá trị kể từ ngày tham gia đóng bảo hiểm đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.
- Người được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thẻ bảo hiểm có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên được hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong các quyết định của cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền cho đến khi không còn thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Trẻ em dưới 06 tuổi, trong trường hợp được sinh trước ngày 30/9 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm mà trẻ đủ 72 tháng tuổi, trường hợp sinh sau ngày 30/9 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày của tháng mà trẻ đủ 72 tháng tuổi.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ của xã hội hàng tháng thì thẻ có giá trị sử dụng từ ngày hưởng trợ cấp xã hội của quyết định UBND cấp huyện tới khi không còn thuộc nhóm đối tượng này nữa.
- Ngoài ra, còn có những nhóm đối tượng khác tham gia đóng bảo hiểm y tế sẽ có thời hạn sử dụng bảo hiểm này khác nhau.
Thủ tục cấp lại loại bảo hiểm này nếu cần
Khi tham gia đóng bảo hiểm này, việc thẻ bị hỏng, rách hay làm mất thẻ, thẻ bảo hiểm hết hạn sử dụng là không thể tránh khỏi. Để có thể cấp lại bảo hiểm y tế, ta phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước về việc cấp lại hoặc đổi thẻ bảo hiểm này.
Muốn cấp lại hoặc đổi thẻ bảo hiểm ta cần phải đến cơ quan bảo hiểm xã hội ở tỉnh hoặc huyện để xin cấp lại thẻ. Khi đi, ta cần mang theo những giấy tờ và hồ sơ cần thiết để có thể hoàn thành thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm.
Khi đang trong thời gian chờ cấp thẻ hoặc đổi thẻ bảo hiểm thì khi người dân đi khám bệnh cần mang theo giấy hẹn cấp lại thẻ bảo hiểm hoặc đổi thẻ do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc các tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để tiếp nhận các hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm.
Kết luận:
Bảo hiểm y tế là một loại bảo hiểm khá phổ biến và quen thuộc đối với người dân Việt Nam, nó mang lại lợi ích về lĩnh vực tư vấn chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh. Mỗi nhóm đối tượng khác nhau đều có những quy định riêng về cách đóng, nơi đóng và thời hạn sử dụng khi tham gia bảo hiểm xã hội này. Nhà nước khuyến khích mọi người tích cực tham gia loại bảo hiểm này.