Khi bị thất nghiệp thì người lao động rơi vào tình trạng không ổn định do không có thu nhập để trang trải cuộc sống. Chính vì thế mà những quy định về bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ người lao động trong thời gian không có việc làm. Hãy cùng mình tìm hiểu về cách tính bảo hiểm thất nghiệp tháng lẻ trong nội dung dưới đây nhé.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động. Bảo hiểm thất nghiệp chỉ bắt buộc với các đối tượng là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và các đơn vị giao kết hợp đồng lao động với những người lao động đó.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2022 và quy định liên quan
- Cách tính bảo hiểm thất nghiệp một lần áp dụng khi nào?
- Bảo hiểm thất nghiệp 6 năm thì nhận được bao nhiêu trợ cấp?
Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động học nghề, tìm kiếm việc làm dựa trên cơ sở Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp được coi là chính sách an sinh xã hội hữu ích với người lao động, được coi là một chiếc phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.
Quy định cách tính bảo hiểm thất nghiệp tháng lẻ
Theo khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
“2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”
Theo cách tính trên thì khi người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ từ 1 năm đến 3 năm thì thì sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ đóng đủ bảo hiểm thêm 1 năm thì sẽ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm 7 tháng thì bạn sẽ được hưởng 5 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp tháng lẻ
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cách tính bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“7. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”
Theo các quy định trên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 5 năm 7 tháng thì 7 tháng lẻ sẽ không được làm tròn thành một năm mà 7 tháng lẻ sẽ được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp
Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp cụ thể theo các bước sau đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính bảo hiểm xã hội và các điều cần thiết bạn nên biết
- Mức đóng bảo hiểm xã hội – Hợp lý các khoản thu phí phúc lợi
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
- Hợp đồng lao động đã hết hạn
- Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động (đối với công việc theo mùa vụ hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng);
- Quyết định thôi việc
- Quyết định sa thải
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
- Sổ bảo hiểm xã hội
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm
Bước 3: Trung tâm dịch vụ việc làm trả quyết định hưởng, tiền trợ cấp và thẻ bảo hiểm y tế.
Bước 4: Lên trình diện hưởng bảo hiểm thất nghiệp từng tháng
Bước 5: Chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trên đây là những thông tin về cách tính bảo hiểm thất nghiệp tháng lẻ, mong rằng với nội dung này bạn đã biết cách xác định tiền bảo hiểm cho bản thân nhé.