Luật bảo hiểm xã hội ngày nay không còn quá xa lạ với công dân đang sống và làm việc tại Việt Nam. Đó là phương thức bảo vệ người tham gia bảo hiểm xã hội trước những rủi ro, tổn thất xảy ra một cách ngẫu nhiên, do Nhà nước tổ chức, ban hành và đảm bảo thi hành dựa trên các văn bản pháp lý.
Luật bảo hiểm xã hội là gì?
Luật bảo hiểm xã hội đã trở thành thuật ngữ khá quen thuộc đối với người lao động. Bản chất của bảo hiểm chính là hình thức đảm bảo bảo vệ những tổn thất tài chính trước những rủi ro bất ngờ. Mà người tham gia là một nhóm hay cá nhân đang sinh sống trong lãnh thổ và chịu thẩm quyền chính trị dưới chế độ của quốc gia.
Ngày nay, tại Việt Nam, các đơn vị phát hành và cung cấp bảo hiểm không chỉ là Nhà nước mà còn có thể là các công ty hoặc các tổ chức bảo hiểm. Tuy nhiên, vẫn dưới sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo đời sống của người tham gia. Quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật BHXH 2014, thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” được định nghĩa như sau:
Bảo hiểm xã hội trong Luật bảo hiểm xã hội được cho là sự đảm bảo đền bù vào khoảng thu nhập mà người lao động mất đi khi họ bị giảm hoặc mất khả năng làm việc. Do các vấn đề ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay hết độ tuổi lao động hoặc từ trần, dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Dựa vào tính chất hình thức được hưởng quyền lợi và chế độ khi tham gia, người lao động có thể lựa chọn hình thức bảo hiểm phù hợp theo Luật bảo hiểm xã hội quy định, tùy thuộc vào tính chất nhóm đối tượng được chia làm 2 loại: tham gia bắt buộc và tham gia tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam có những chế độ nào?
Tùy thuộc vào tính chất và đối tượng tham gia mà các chế độ bảo hiểm tại Việt Nam được quy định trong bộ Luật bảo hiểm xã hội, được nhóm thành 2 hình thức chủ yếu là đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với từng hình thức, họ sẽ được hưởng quyền và lợi ích khác nhau tùy thuộc vào chế độ mà họ được biệt đãi.
Đối với các đối tượng tham gia bắt buộc, họ được hưởng nhiều đặc quyền chế độ hơn so với các đối tượng tham gia tự nguyện. Có 5 chế độ mà người tham gia có thể được hưởng là các chế độ bệnh ốm, gặp tai nạn giao thông, bệnh do hoạt động hành nghề, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất và một số tình trạng khác chưa được liệt rõ.
Đối với đối tượng tham gia tự nguyện theo quy định, tuy không hưởng nhiều chế độ ưu đãi như đối tượng khác, nhưng họ vẫn được hưởng chế độ cơ bản tương tự như chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Nó cũng như một phần điều kiện trấn an tinh thần con người, giúp họ yên tâm hơn về cuộc sống về sau.
Mọi người dù là tham gia loại hình bảo hiểm nào thì họ cũng sẽ được hưởng nhiều quyền và trợ cấp thay thế, bù đắp cho những tổn thất và thiệt hại mà chính người tham gia hay gia đình của họ phải đối mặt với những biến cố bất ngờ. Cho nên, bảo hiểm xã hội luôn là sự lựa chọn an toàn cho chính người lao động.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia đăng ký tại Việt Nam
Luật bảo hiểm xã hội quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quy định thực hiện. Ở đó, người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia dưới mọi hình thức, để đảm bảo quyền lợi của nhau.
Bảo hiểm bắt buộc thuộc quản lý của Nhà nước và được Luật bảo hiểm giám sát, người lao động sẽ được chi trả các chế độ thông qua quỹ bảo hiểm bắt buộc mà người đó tham gia. Đó chính là quyền lợi mà họ được nhận hợp pháp.
Bên cạnh việc được hưởng quyền lợi về chế độ, bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ quy định trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động cùng tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Nhằm đảm bảo tính công bằng và đảm bảo chi trả một cách rõ ràng.
Đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Việt Nam
Tùy thuộc vào đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, các chủ thể tham gia sẽ có nghĩa vụ đóng tiền hàng tháng với một khoản tiền nhất định do Luật bảo hiểm xã hội quy định tương ứng với mức đóng BHXH:
- Đối với đối tượng người lao động là công dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Việt Nam là các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Mức đóng BHXH được quy định trong năm 2022 là 10,5%. Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì mức đóng của họ là 1,5%.
- Đối với đối tượng người sử dụng lao động là công dân Việt Nam và công dân nước ngoài làm việc tại đây sẽ có mức đóng bảo hiểm có phần cao hơn người lao động. Mức đóng của họ lần lượt là 21,5% và 6,5%.
Nội dung chi tiết quy định chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng quyền lợi từ 5 chế độ mà họ được hưởng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại bộ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 bao gồm:
Chế độ ốm đau
Được quy định chi tiết tại Chương 3, Mục 1, Luật BHXH 2014 quy định những đối tượng đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 25 tại bộ Luật này. Thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ sẽ tùy thuộc vào tính chất đối tượng và mức độ nguy hiểm, rủi ro, độc hại của môi trường làm việc.
Chế độ thai sản
Các nhóm đối tượng được quy định tại Điều 30, và Điều 31 Luật BHXH 2014 sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp mỗi lần cho con bằng 2 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng).
Chế độ tai nạn lao động được quy định ở Luật bảo hiểm xã hội
Người lao động bị tai nạn thuộc các nhóm đối tượng quy định tại điều 42 và đủ điều kiện điều 43, điều 44 của Luật bảo hiểm xã hội. Sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng tùy theo mức độ chấn thương và thời gian tham gia bảo hiểm của đối tượng lao động.
Chế độ hưu trí
Đặc biệt quy định độ tuổi, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm, mức lương hưu sẽ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH. Thời điểm hưởng từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị cho cơ quan bảo hiểm.
Chế độ tử tuất
Luật bảo hiểm xã hội chế độ tử tuất trợ cấp chi phí mai táng cho đối tượng được hưởng, cấp trợ tuất một lần cho một kỳ hạn, mức trợ cấp được tính dựa trên thời gian tham gia bảo hiểm và mức đóng bình quân hàng tháng. Được áp dụng cho tất cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam tính từ năm 2022.
Bảo hiểm xã hội tham gia tự nguyện tại Việt Nam
Bảo hiểm xã hội tự nguyện trong Luật bảo hiểm xã hội quy định là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được quyền chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thực tế tài chính của mình. Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Cách tính theo luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam
Mức đóng hàng tháng sẽ được tính bằng 22% mức thu nhập hàng tháng mà người lao động tham gia lựa chọn. Hiện tại, mức đóng BHXH bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (tức là mức đóng chỉ 154.000 đồng/người/tháng), mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở hiện nay (tức là mức đóng 6.556.000 đồng/người/tháng).
Ngoài ra, người tham gia cũng có thể linh hoạt lựa chọn những hình thức đóng: đóng hàng tháng, hàng quý, hàng năm, đóng một lần cho nhiều năm,… Miễn sao vừa có thể đảm bảo được kỳ hạn cuối cùng do cơ quan có thẩm quyền đặt ra, vừa phù hợp với điều kiện tiện lợi.
Nội dung chi tiết các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, họ cũng được hưởng 2 quyền lợi chế độ cơ bản là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Người lao động đủ điều kiện về tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi không khác gì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Chế độ hưu trí: mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập hàng tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng. Chế độ hưu trí này gần như tương tự so với người tham gia bảo hiểm bắt buộc.
- Chế độ tử tuất: có sự khác biệt đối với nhóm đối tượng trên. Chế độ tử tuất được áp dụng với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng (5 năm) sẽ được trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Theo quy định của pháp luật, tính từ ngày 01/01/2018, Nhà nước sẽ có mức hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm dựa trên mức đóng BHXH hàng tháng. Cụ thể, có ba mức hỗ trợ là 30%, 25% và 10% lần lượt dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng còn lại.
Nhà nước còn có nhiều chính sách hỗ trợ, bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội bằng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nhằm đảm bảo tất cả mọi người khi tham gia BHXH đều nhận được đầy đủ quyền lợi theo quy định của pháp luật mà Nhà nước ban hành.
Kết luận
Luật bảo hiểm xã hội là bộ chính sách an sinh hữu ích cho con người. Thực chất, bộ Luật đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Dựa trên cơ sở huy động sự đóng góp, tích lũy của người lao động trong độ tuổi lao động, để đảm bảo ổn định tài chính khi gặp rủi ro, mà mức lợi nhận được cao hơn nhiều so với mức đóng.