Tầm soát ung thư đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện các khối u lành tính hoặc ác tính tồn tại trong cơ thể. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người trưởng thành nên thực hiện tầm soát tối thiểu 12 tháng 1 lần, áp dụng cho cả nam và nữ. Vậy khi chẩn đoán, người bệnh cần làm những xét nghiệm gì và Chi phí cho một lần sử dụng dịch vụ là bao nhiêu?
Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là phương pháp nhanh chóng và đơn giản nhất giúp bạn kịp thời phát hiện các khối u đang tồn tại bên trong cơ thể. Khi thực hiện tầm soát, đội ngũ y bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số bước thăm khám có liên quan như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tế bào, chụp X – quang,…. Những gì thu được từ các lần kiểm tra này được dùng làm căn cứ để đưa ra kết luận cuối cùng.
So với phương pháp nội soi hay siêu âm truyền thống, tầm soát bao gồm tất cả các bước giúp phát hiện tế bào bị biến dạng. Trong một vài trường hợp, phương pháp này còn hỗ trợ người bệnh nhận biết được khối u lành tính hay ác tính. Việc thực hiện kiểm tra ít nhất 1 lần mỗi năm có tác dụng giúp người bệnh gia tăng khả năng chữa trị thành công, thậm chí tìm được phác đồ điều trị dứt điểm vĩnh viễn.
Tầm soát ung thư định kỳ quan trọng ra sao?
Hiện nay một số loại ung thư rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, thậm chí là người bệnh không cảm nhận được bất kỳ sự thay đổi khác thường nào. Đối với trường hợp này, tầm soát ung thư là phương pháp duy nhất giúp bạn phát hiện kịp thời khối u trước khi nó tiến hành di căn sang những bộ phận khác. Đặc biệt, khi kích thước tế bào biến dạng còn nhỏ thì khả năng chữa dứt điểm cũng cao hơn.
Riêng với nhóm người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền, bệnh lý liên quan đến huyết áp hoặc các bệnh mãn tính thì việc tầm soát và chẩn đoán ung thư sớm càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Theo thống kê, nhờ thực hiện tầm soát định kỳ mà đã có hàng trăm người bệnh được cứu sống thành công, chữa trị dứt điểm khối u và không phát hiện bất kỳ triệu chứng di căn não nhiều năm sau đó.
Công nghệ xét nghiệm tầm soát ung thư hiện nay cũng không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc phát hiện khối u hoặc xác định mức độ bệnh mà hơn hết, nó còn có khả năng nhận diện một số tổn thương bất thường bên trong cơ thể. Những tổn thương này tưởng chừng như chỉ là sự thay đổi nhỏ nhưng đôi khi, nó cũng có thể phát triển thành ung thư (thường được gọi là tiền ung thư)
Quy trình thực hiện tầm kiểm soát ung thư
Tầm soát ung thư bắt buộc cần phải được thực hiện đúng trình tự để đảm bảo kết quả cho ra chính xác nhất, giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh tình và từ đó, dễ dàng tìm ra phác đồ điều trị phù hợp. Tổng quan, quy trình thăm khám phát hiện ung thư tại các bệnh viện lớn hiện nay bao gồm 3 bước cơ bản. Người bệnh sẽ được yêu cầu làm thêm một vài xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.
Bước 1 – Thực hiện các thao tác thăm khám cơ bản
Trước khi tiến hành vào làm những thủ tục chuyên sâu, người bệnh sẽ được yêu cầu hoàn tất quy trình sàng lọc sức khỏe cơ bản bao gồm biểu hiện bất thường, tiền sử bệnh lý, các bệnh di truyền và một số thông tin cần thiết khác. Mục đích của việc thu thập những dữ liệu này là để phục vụ cho công tác chẩn đoán, giúp bác sĩ chuyên môn dễ dàng đưa ra kết luận chính xác nhất.
Sau khi đã hoàn tất ghi nhận các thông tin cơ bản, nhân viên y tế sẽ hỏi kỹ hơn về các thay đổi tại bộ phận yêu cầu tầm soát. Ví dụ: Nếu bạn tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn cần nói rõ với bác sĩ về những thay đổi bất thường tại “vùng kín” như kinh nguyệt không đều, thường xuyên đau bụng dưới,….. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ quyết định số xét nghiệm bạn cần thực hiện.
Bước 2 – Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư
Xét nghiệm là bước quan trọng nhất trong quy trình tầm soát ung thư. Theo thông tin từ bác sĩ chuyên môn, kết quả thu được sau các xét nghiệm quyết định lên đến hơn 70% liệu người bệnh có khối u bên trong cơ thể hay không. Số lượng xét nghiệm còn phụ thuộc vào từng loại ung thư khác nhau, trong đó có một số dạng đòi hỏi bạn phải nhịn ăn sáng ít nhất 8 tiếng trước khi thực hiện.
Một số loại xét nghiệm mà người bệnh cần phải thực hiện cho từng loại ung thư như sau:
- Tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm Thin Prep, xét nghiệm Pap Smear và xét nghiệm HPV. Trong đó, xét nghiệm HPV được yêu cầu thực hiện cho tất cả phụ nữ, bất kể khi bạn đã tiêm ngừa hay chưa.
- Tầm soát ung thư vòm họng: Người bệnh được yêu cầu làm nội soi NBI, thực hiện sinh thiết, chụp ảnh CT hoặc MRI (tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng). Trong một số trường hợp, nếu ảnh CT chưa cho ra kết quả chính xác, bạn cần tiếp tục chụp cắt lớp MRI.
- Tầm soát ung thư vú: Xét nghiệm sàng lọc mà người chẩn đoán ung thư tuyến vú cần làm bao gồm chụp nhũ ảnh hoặc chụp X – quang tuyến vú
Bước 3 – Làm việc trực tiếp với bác sĩ về kết quả
Nếu đã hoàn tất toàn bộ các xét nghiệm tầm soát ung thư liên quan, bác sĩ sẽ tiến hành trả kết quả cho bạn. Thông thường, kết quả cuối cùng sẽ có ngay sau khi xét nghiệm được hoàn thành hoặc từ 1-2 ngày, phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà người bệnh thực hiện.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên chuẩn bị tâm lý nếu được bác sĩ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm bổ sung khác. Đối với chẩn đoán ung thư, đây là điều hoàn toàn bình thường bởi khi khối u chỉ mới ở giai đoạn mới phát triển thì rất khó để đưa ra kết luận chính xác chỉ dựa vào các xét nghiệm sinh thiết cơ bản. Hãy hợp tác tốt với đội ngũ nhân viên y tế để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình bạn nhé.
Các phương pháp của việc tầm kiểm soát ung thư
Nhiều người hiện nay vẫn còn lầm tưởng xét nghiệm để phát hiện ung thư chỉ đơn giản là thực hiện xét nghiệm máu hay nước tiểu. Trên thực tế, 2 loại xét nghiệm này dường như không cần thiết trong quá trình chẩn đoán bệnh ung thư. Để có được kết quả chính xác nhất, người bệnh bắt buộc phải làm một số xét nghiệm chuyên sâu, được dùng làm dấu hiệu nhận biết riêng cho từng loại bệnh
Xét nghiệm chỉ số CEA hỗ trợ tầm soát ung thư đại tràng
Trong trường hợp nghi ngờ mắc ung thư đại trực tràng hay ung thư dạ dày, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm chỉ số CEA trong cơ thể. Nó được hiểu là một glycoprotein tồn tại bên trong lớp màng bào tương của các tế bào màng nhày thông thường. Một người khỏe mạnh có mức CEA trong màng bụng vào khoảng dưới 4.6mg/mL và giá trị cắt là dưới 5,0 ng/ml.
Khi chỉ số này tăng cao hơn mức bình thường, rất có khả năng bạn đã bị mắc ung thư trực tràng. Theo thông tin chính thức từ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, độ nhạy lâm sàng của xét nghiệm CEA vào khoảng 50%, trong đó, độ đặc hiệu lên đến hơn 90%. Với phần trăm chính xác cao như vậy, hầu hết các bệnh viên hiện nay đều chọn xét nghiệm này làm phương pháp chính để tầm soát ung thư.
Xét nghiệm chỉ số AFP phát hiện ung thư gan
Gan là bộ phận chiếm nhiều diện tích nhất bên trong cơ thể. Tại Việt Nam, số lượng nam giới mắc ung thư gan trong những năm gần đây liên tục tăng mạnh do sử dụng quá nhiều bia rượu. Để tầm soát ung thư chính xác nhất căn bệnh này, hiện nay trên thế giới đang sử dụng phương pháp xét nghiệm tìm ra nồng độ AFP trong cơ thể.
AFP là viết tắt của cụm từ alpha-fetoprotein, chúng được tạo ra từ các tế bào gan chưa trường thành. Thông thường, ở người khỏe mạnh, nồng độ AFP chỉ ở mức dưới 10ng/ml. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ AFP vượt quá mức 500 – 1000ng/ml, có khả năng rất cao bạn đã mắc ung thư gan. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận chính xác nhất thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung
Xét nghiệm CA125 tầm soát ung thư buồng trứng
Ngoài siêu âm hoặc các biện pháp nội soi thông thường thì để chẩn đoán chính xác nhất ung thư buồng trứng, người bệnh được yêu cầu làm thêm xét nghiệm CA125. Nó là một chất có khả năng chỉ điểm cực kỳ chính xác các khối u biểu mô xuất hiện bên trong buồng trứng. So với các loại xét nghiệm thông thường, CA-125 cho ra kết quả khá chính xác và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
Ở người bình thường, ngưỡng CA-125 vào khoảng 35 U/ml và xét nghiệm có độ nhạy lâm sàng ở mức trung bình 80%. Ngoài ra, chỉ số CA-125 thu được sau khi người bệnh thực hiện xét nghiệm còn có chức năng nhận biết kích thước khối u. Cụ thể như sau: nếu khối u nhỏ (khoảng dưới 1cm) thì CA-125 thường ở mức bình thường và nếu khối u hơn 2cm, chỉ số có thể tăng lên hơn 65U/ml.
Chi phí thực hiện tầm kiểm soát ung thư?
Với kết quả và độ chính xác mà tầm soát ung thư mang lại, chi phí trung bình mà một người cần phải bỏ ra để thực hiện vào khoảng vài triệu đồng/lần thực hiện, trung bình bạn sẽ cần bỏ ra khoảng từ 2 đến 3 triệu đồng để thực hiện tầm soát. Chi phí cụ thể phụ thuộc vào 2 yếu tố chính sau đây.
Địa điểm thực hiện: Nếu chọn những bệnh viện lớn, có danh tiếng hoặc các cơ sở khám chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế, chi phí sẽ có phần cao hơn tại các bệnh viện công lập. Tuy nhiên, bù lại bạn sẽ được hưởng các chính sách đãi ngộ xứng với số tiền đã bỏ ra.
Vị trí thực hiện tầm soát ung thư: Không phải bất kỳ khối u nào cũng dễ dàng phát hiện chỉ qua một lần chẩn đoán, do vậy, tùy thuộc vào vị trí cần tầm soát mà người bệnh sẽ được yêu cầu làm những xét nghiệm khác nhau. Ngoài gói dịch vụ cơ bản, nếu làm thêm xét nghiệm bổ sung, bạn cũng cần trả thêm chi phí.
Kết luận
Tầm soát ung thư đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị các loại khối u lành tính hoặc ác tính khác nhau. Với mức chi phí tương đối phải chăng thì theo khuyến cáo từ Bộ Y tế Việt Nam cũng như WHO, mỗi người chúng ta nên thực hiện kiểm tra và tầm soát ít nhất 12 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe cho bản thân