Ung thư đại trực tràng là một trong 5 loại ung thư phổ biến nhất thế giới. Ở nam giới ung thư đại trực tràng có mức độ phổ biến chỉ sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến, ở nữ giới ung thư đại trực tràng có mức độ phổ biến chỉ đứng sau ung thư vú. Chính vì vậy, tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ là một việc làm cần thiết để đảm bảo sức của mỗi chúng ta.
Bệnh ung thư đại trực tràng là gì?
Đại trực tràng thuộc về phần thấp của ống tiêu hóa, hay còn gọi là đường tiêu hóa dưới. Đại tràng bao gồm manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng xích ma (đại tràng sigma), phần đại tràng tiếp giáp với gan gọi là đại tràng góc gan, phần đại tràng tiếp giáp với lách gọi là đại tràng góc lách.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Tầm soát ung thư phổi có những cách nào để kiểm tra?
- Tầm soát ung thư cổ tử cung có nên thực hiện định kỳ không?
- Tầm soát ung thư vòm họng đối tượng nào nên thực hiện?
Bệnh ung thư đại trực tràng đang có xu hướng tăng dần theo chất lượng sống và thay đổi thói quen ăn uống. Tại Việt Nam, bệnh ung thư đại trực tràng là 1 trong 5 bệnh lý ung thư phổ biến nhất.
Tầm soát ung thư đại trực tràng quan trọng thế nào?
Do sự phổ biến và tỷ lệ tử vong cao, tầm soát ung thư đại trực tràng từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh cũng như đóng vai trò sống còn trong việc cứu sống bệnh nhân. Bệnh ung thư đại trực tràng khi được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả rất tốt. Tỉ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân rất cao: trên 90%, trong đó có rất nhiều bệnh nhân có thời gian sống kéo dài thêm trên 10 năm.
Trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng ở giai đoạn muộn, ung thư đã di căn thì tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân giảm xuống chỉ còn 10%. Do đó, vấn đề tầm soát ung thư đại trực tràng và chẩn đoán sớm rất có ý nghĩa cho người bệnh, gia đình và xã hội.
Phương pháp tầm soát ung thư trực tràng
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy y học phát triển, các kỹ thuật áp dụng để tầm soát ung thư trực tràng ở giai đoạn sớm ngày càng được hoàn thiện. Việc tầm soát ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm được thực hiện bằng các xét nghiệm tầm soát, chia làm hai nhóm chính: xét nghiệm phân và các xét nghiệm về hình thái cấu trúc đại trực tràng.
Xét nghiệm phân
Xét nghiệm tìm hồng cầu, phát hiện máu trong phân
Xét nghiệm ở mức độ phân tử (phân tích DNA).
Xét nghiệm về hình thái cấu trúc
Gồm 2 nhóm kỹ thuật:
Kỹ thuật nội soi:
Nội soi ống mềm
Nội soi không dây (nội soi viên nang)
Nhóm kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh:
Chụp X-quang với thuốc cản quang (kỹ thuật chụp đối quang kép)
Chụp cắt lớp vi tính đại tràng
Chụp cộng hưởng từ hạt nhân.
Đối với các kỹ thuật xét nghiệm hiện nay, mỗi một loại xét nghiệm đều có ưu điểm, nhược điểm và hạn chế riêng, nếu chỉ áp dụng một kỹ thuật đơn lẻ thì dù kỹ thuật có hoàn thiện và thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao thì vẫn có một tỉ lệ bỏ sót ung thư đại trực tràng nhất định, đặc biệt là ung thư ở giai đoạn sớm. Do đó, khi thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng, người thầy thuốc khuyến cáo nên kết hợp nhiều phương pháp cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh với nhau.
Khi nào nên tầm soát ung thư trực tràng?
Có thể bạn quan tâm:
- Bảo hiểm thai sản – Bạn có biết về loại bảo hiểm này?
- Tất toán là gì? các hình thức liên quan đến tất toán là gì?
Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Ung thư Mỹ: người ở độ tuổi ngoài 30, kể cả nam và nữ, đặc biệt là những người trong gia đình có người thân mắc ung thư đại trực tràng, cứ mỗi 5 năm nên nội soi đại tràng/lần, nếu phát hiện polyp đại tràng thì cần cắt bỏ để phòng ngừa ung thư.
Ngoài ra hằng năm, chúng ta nên làm xét nghiệm phân tìm hồng cầu trong phân (bằng cách lấy 2 mẫu phân vào 2 thời điểm và gửi đến bệnh viện). Nếu xét nghiệm dương tính cho thấy có hồng cầu vi thể trong phân (loại hồng cầu mà mắt thường không nhìn thấy) thì cần tiến hành nội soi đại tràng ngay vì đây có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng sớm.
Trên đây là những thông tin về tầm soát ung thư đại trực tràng, mong rằng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích dành cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe nhé.