Ung thư phổi là căn bệnh Ung bướu nguy hiểm hàng đầu. Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi ở Việt Nam là 20.000 người mắc mới mỗi năm, trong đó có tới 17.000 người tử vong. Ung thư phổi được chia ra thành 2 loại chính: Ung thư phổi tế bào không nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong đó ung thư phổi tế bào không nhỏ chiếm 80% các trường hợp ung thư. Vậy có những cách tầm soát ung thư phổi nào hiện nay?
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh hay gặp, khó phát hiện và điều trị, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư.
Hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động: Hơn 90% nguyên nhân gây ung thư phổi là hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Ngoài ra, thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tại Việt Nam
Khí radon, amiăng, không khí ô nhiễm, tiền căn xạ trị vào phổi
Môi trường làm việc nhiều khói bụi, đặc biệt là trong quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than
Yếu tố di truyền, gia đình có người bị ung thư phổi.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Tầm soát ung thư cổ tử cung có nên thực hiện định kỳ không?
- Tầm soát ung thư vòm họng đối tượng nào nên thực hiện?
- Tầm soát ung thư dạ dày thực hiện theo quy trình ra sao?
Dấu hiệu của ung thư phổi
Ung thư phổi rất khó phát hiện vì ở giai đoạn sớm các triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Khi bệnh phát triển, thường có các triệu chứng sau:
Đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí.
Ho kéo dài, ngày càng nặng hơn, có thể có máu.
Khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.
Khán tiếng, hạch ở cổ.
Mệt mỏi, gầy sút không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, các triệu chứng trên không đặc trưng riêng cho ung thư phổi, có thể gặp trong bệnh khác.
Khi có một trong những dấu hiệu trên, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà nên đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh kịp thời.
Ai nên tầm soát ung thư phổi
Đối tượng nên tầm soát ung thư phổi:
Người từ 50 tuổi trở lên, không hút thuốc hoặc hút thuốc ít, từng hút thuốc nhiều nhưng đã ngưng trên 15 năm.
Người từ 50 tuổi, hút thuốc 30 gói/năm, một gói mỗi ngày trong 30 năm hoặc 2 gói mỗi ngày trong 15 năm.
Người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
Người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi
Vai trò của tầm soát sớm ung thư phổi:
Đối với người có nguy cơ cao (gia đình có người mắc ung thư, độ tuổi, nghiện thuốc lá…) cần tầm kiểm soát ung thư phổi 1 – 2 lần/năm. Ung thư phổi nếu được phát hiện trong giai đoạn sớm thì cơ hội kéo dài cuộc sống sau 5 năm và cơ hội chữa khỏi cao.
3 phương pháp tầm soát ung thư phổi
Nhiều người mắc ung thư phổi hầu như không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong quá trình tiến triển. Vì vậy, việc chẩn đoán ung thư phổi sớm cần dựa vào các phương pháp: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư, sinh thiết phổi.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-Quang phổi: Phương pháp tầm soát ung thư phổi này giúp phát hiện được những đám mờ, hình ảnh tràn dịch màng phổi, xác định vị trí, kích thước, hình thái phổi bị tổn thương. Tuy nhiên điểm hạn chế của X-Quang là không phân biệt được chính xác bệnh ung thư phổi với một số bệnh khác về phổi.
Chụp CT cắt lớp: Phương pháp này giúp phát hiện được những thay đổi nhỏ nhất của phổi. Kết quả hình ảnh của phương pháp chụp CT có thể xác định chính xác hơn vị trí khối u, kích thước và đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u.
Siêu âm ổ bụng: Khi xác định được vị trí khối u, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm ổ bụng để xác định liệu tế bào ung thư đã di căn đến bụng hay chưa.
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phổi
Có thể bạn quan tâm:
- Bảo hiểm thai sản – Bạn có biết về loại bảo hiểm này?
- Tất toán là gì? các hình thức liên quan đến tất toán là gì?
Tầm soát ung thư phổi bằng cách này dựa vào dấu ấn ung thư thường được sử dụng nhiều nhất là: NSE (Neuron specific eno-lase),CEA (Carcinoembryonic antigen) và CYFRA 21-1 (Cytokeratin fragments),ProGRP.
NSE được sử dụng để chẩn đoán, đánh giá giai đoạn bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân có ung thư phổi tế bào nhỏ.
CEA giúp phát hiện ung thư sớm.
CYFRA 21-1: Xét nghiệm dấu ấn khối u CYFRA 21-1 là xét nghiệm máu quan trọng góp phần phát hiện ung thư phổi tế bào không nhỏ.
ProGRP hữu ích trong chẩn đoán phân biệt khối u phổi như ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Tầm soát ung thư phổi bằng sinh thiết
Nếu như trong quá trình khám có phát hiện khối u hoặc nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thêm sinh thiết để xác định xem khối u là lành tính hay ác tính.
Sinh thiết phổi là việc lấy một mẫu tế bào từ khối u để kiểm tra. Mẫu tế bào lấy ra sẽ được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định.
Trên đây là những thông tin mình muốn mang tới cho các bạn về tầm soát ung thư phổi. Mong rằng những nội dung trên sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích dành cho bạn nhé.