Ung thư vòm họng là một bệnh tiến triển ở mức độ nhanh. Bệnh khó phát hiện sớm do người bệnh nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên làm xét nghiệm sớm để tầm soát ung thư vòm họng.
Tầm soát ung thư vòm họng là gì?
Tầm soát ung thư vòm họng là thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm phát hiện sớm các bất thường ở tai, mũi, họng và ung thư vòm họng, để tăng cơ hội điều trị thành công cho người bệnh.
Hiện nay, công nghệ Y học ngày càng hiện đại, có nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng. Trong đó phổ biến và mang lại hiệu quả gồm có các biện pháp sau:
- Thực hiện nội soi NBI
- Sinh thiết
- Chụp CT hoặc chụp MRI
- Xét nghiệm sinh hóa
- Triệu chứng lâm sàng.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Tầm soát ung thư dạ dày thực hiện theo quy trình ra sao?
- Tầm soát ung thư đại trực tràng có cách nào để thực hiện?
- Tầm soát ung thư phổi có những cách nào để kiểm tra?
Khi nào nên tầm soát ung thư vòm họng?
Ung thư vòm họng rất khó để phát hiện giai đoạn sớm. Khi có những triệu chứng sau, bạn nên đến các cơ sở y tế tin cậy để thực hiện tầm soát ung thư:
Đầu đau nhức âm ỉ.
Ù tai: có thể ù liên tục một bên, tình trạng này ngày càng tăng.
Tình trạng nghẹt mũi: hỉ mũi có máu hoặc chảy máu cam thường xuyên.
Cổ nổi hạch, thường gặp nhất là hạch góc hàm, lúc đầu nhỏ sau to, không đau. Khi vào giai đoạn cuối, hạch to gây lở loét và rất đau.
Dây thần kinh bị liệt: tê mặt, liệt lưỡi, lác mắt…muộn hơn có thể nuốt sặc.
Tai thường xuyên bị nhiễm trùng
Có máu trong nước bọt
Mất thính lực
Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, ù tai, các bệnh nội khoa về thần kinh mạch máu, các bệnh tai mũi họng.
Đối tượng cần tầm soát ung thư vòm họng
Những người có nguy cơ mắc bệnh cao cần được khám sàng lọc ung thư vòm họng là:
Người nhiễm virus Epstein-Barr: Virus Epstein-Barr thuộc nhóm virus Herpes, người ta đã phát hiện được gen (ADN) của Epstein-Barr trong tế bào ung thư tại vòm họng
Người mắc các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng mạn tính
Nghề nghiệp: Bệnh thường gặp ở những người làm nghề cao su, nhựa tổng hợp,những người tiếp xúc nhiều với khói, bụi, hơi Carbon, hóa chất, tia phóng xạ…
Thói quen ăn uống: Người thường xuyên ăn các thức ăn bị lên men chua, ôi thiu như cá muối, thịt hun khói, đồ muối chua.. Các thực phẩm này chứa nhiều Nitrosamine – một chất gây ung thư
Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích
Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình người bị ung thư thì các thành viên khác cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn
Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh nên được xét nghiệm định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. Khi bạn hoặc người thân có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì nên tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời tránh để bệnh bước vào giai đoạn di căn.
Tại sao tầm soát ung thư vòm họng là cách ngăn ngừa bệnh ung thư
Việc thực hiện tầm soát ung thư có thể phát hiện sớm các bất thường kể cả khi cơ thể bạn vẫn đang mạnh khỏe. Chính vì vậy, đây có thể coi là cách ngăn ngừa bệnh ung thư tốt nhất hiện nay.
Có thể bạn quan tâm:
- Bảo hiểm thai sản – Bạn có biết về loại bảo hiểm này?
- Tất toán là gì? các hình thức liên quan đến tất toán là gì?
Các trường hợp nên thực hiện tầm soát ung thư vòm họng gồm:
Những người từ 40 tuổi trở lên
Các đối tượng dưới 40 tuổi nếu tiền sử gia đình có trường hợp mắc bệnh ung thư vòm họng , uống rượu nhiều, hút thuốc lá, quan hệ tình dục không an toàn..
Xuất hiện các triệu chứng bất thường như thường xuyên chảy máu cam, ù tai, đau đầu, nghẹt mũi…
Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư vòm họng
Các dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn sớm bao gồm:
Dấu hiệu thần kinh
Đau đầu xuất hiện sớm, ở nửa cùng bên với khối u. Đau có tính chất âm ỉ. Ở giai đoạn sớm, cơn đau có thể giảm dưới tác dụng của thuốc giảm đau. Ở giai đoạn muộn, có các cơn đau trở nên dữ dội, ít chịu tác dụng của thuốc giảm đau.
Nổi hạch ở cổ
Hạch nổ ở góc hàm, kích thước lớn dần, thường xuất hiện cùng bên với khối u. Hạch cổ xuất hiện sớm, trước các dấu hiệu về tai, mũi. Ở giai đoạn sớm, hạch không gây đau. Đến giai đoạn muộn, hạch to ra gây lở loét và có cảm giác đau khi chạm vào.
Ngạt mũi
Ngạt mũi ở một bên, tính chất nặng dần theo thời gian. Đến giai đoạn muộn, có thể thấy có máu trong chất nhầy hoặc chảy máu cam thường xuyên.
Ù tai
Tai ù một bên liên tục, tính chất tăng dần. Lâu dần có thể dẫn đến nghe kém, viêm tai thanh dịch và chảy mủ tai.
Các triệu chứng nhức đầu, ù tai, nghẹt mũi rất dễ lầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường, các bệnh nội khoa về thần kinh mạch máu, các bệnh tai mũi họng. Vì vậy, người bệnh cần chú ý, nếu điều trị cảm cúm không khỏi thì cần đến bệnh viện tầm soát ung thư vòm họng.
Tầm soát ung thư vòm họng là cách tốt nhất để kiếm tra sức khỏe của bản thân đồng thời giúp phát hiện bệnh một cách sớm nhất để chữa trị kịp thời.