Bảo hiểm y tế điện tử đã được phép sử dụng từ lâu nhưng nhiều người vẫn chưa hề biết BHYT điện tử là gì? Sử dụng thế nào? Hãy cùng mình giải đáp những thắc mắc này nhé.
Bảo hiểm y tế điện tử là gì?
Ngày 06/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP có nội dung giao cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nghiên cứu thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử, tiến tới tích hợp các thông tin BHXH, bảo hiểm thất nghiệp vào một thẻ điện tử chung. Thực hiện tinh thần này, Chính phủ cũng quy định tại điểm g khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP rằng, chậm nhất đến ngày 01/01/2020, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Bảo hiểm y tế hộ gia đình có mức đóng và hưởng ra sao?
- Tra cứu bảo hiểm y tế bằng 3 cách thực hiện đơn giản
- Bảo hiểm y tế học sinh – Mức đóng, thời hạn, quy định hỗ trợ
Đồng thời, Công văn 4173/VPCP-KSTT ngày 08/5/2018 của Văn phòng Chính phủ có nêu:
Thủ tướng yêu cầu thẻ BHYT điện tử phải gắn chíp với giải pháp công nghệ do Việt Nam làm chủ, bảo đảm kết nối, liên thông, tích hợp an toàn và chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự kiến sản xuất thẻ bảo hiểm y tế điện tử bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM nhưng có gắn chip điện tử lưu trữ thông tin người tham gia, thuận lợi cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa triển khai thực hiện được loại thẻ này. Nhưng tại Công văn 1493/BHXH-CSYT năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cho phép từ 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy. Khi người bệnh sử dụng thẻ BHYT trên VssID, cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID (trường hợp cơ sở không có đầu đọc).
Như vậy, hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VssID được coi là thẻ bảo hiểm y tế điện tử đầu tiên ở Việt Nam.
Từ đó có thể thấy, BHYT điện tử là một hình thức sử dụng thẻ bảo hiểm y tế không cần đến thẻ giấy mà sử dụng thẻ có trên các thiết bị điện tử.
Cách sử dụng thẻ BHYT điện tử thế nào?
Thẻ bảo hiểm y tế điện tử được đánh giá là mang lại nhiều tiện ích. Khi sử dụng thẻ này, người dân đi khám chữa bệnh không cần mang giấy tờ tùy thân mà có thể thực hiện xác thực nhân thân bằng thông tin sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt…, giúp thuận tiện và giảm phiền hà. Toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh cũng được lưu trữ trên thẻ sẽ tạo thuận lợi hơn cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh tật.
Bước 1: Tải ứng dụng VssID
Mở kho ứng dụng (trên Appstore hoặc CHplay), tìm và cài đặt VssID cho điện thoại theo link dưới đây:
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bhxhapp&hl=en&gl=US
https://apps.apple.com/vn/app/vssid/id1521647264
Sau khi cài đặt thành công, người dùng mở ứng dụng và đồng ý với các điều khoản sử dụng.
Bước 2: Đăng ký và Đăng nhập
Đăng ký ngay và điền thông tin cần thiết theo yêu cầu nếu chưa có tài khoản.
Đăng nhập để sử dụng
Bước 3: Sử dụng thẻ BHYT
Tại giao diện chính của ứng dụng, bạn chọn vào mục Thẻ BHYT.
Có thể bạn quan tâm:
- Bảo hiểm sức khỏe và những quyền lợi cho người tham gia
- Bảo hiểm tai nạn là gì? Quyền lợi và nên mua BHTN ở đâu?
Cơ sở khám chữa bệnh có thể sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code bằng cách nhấn chọn Sử dụng thẻ. Khi màn hình hiển thị mã QR-Code với mã số bảo hiểm bên dưới cùng họ tên và hình ảnh người tham gia bảo hiểm, nhân viên tiến hành việc quét mã để xác nhận thông tin người dùng.
Nếu cơ sở khám chữa bệnh không có đầu đọc để quét mã QR-Code, nhân viên nhấn chọn Hình ảnh thẻ. Một màn hình hiển thị ảnh thẻ BHYT với đầy đủ các thông tin của người tham gia tương tự như thẻ BHYT giấy. Đưa ảnh thẻ BHYT cho nhân viên tiếp nhận để ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng VssID. Sau đó bạn có thể tiếp tục việc khám chữa bệnh tại cơ sở y tế.
Hy vọng với hướng dẫn dùng bảo hiểm y tế điện tử trên VssID, bạn đọc có thể tận dụng được ứng dụng VssID trong việc khám chữa bệnh cũng như kiểm tra và đăng ký các dịch vụ công mà ứng dụng mang lại. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay ý kiến, đừng quên chia sẻ ngay bên dưới phần bình luận để được giải đáp nhé!