Dịch bệnh COVID – 19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân lực, khiến người lao động bất ngờ rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập hàng tháng. Lúc này, bảo hiểm thất nghiệp được ví như “phao cứu sinh”, giúp nhiều gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn này. Vậy hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện như thế nào?
Thế nào là bảo hiểm thất nghiệp?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp đơn giản và nhanh chóng
- Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp đơn giản, nhanh chóng
- Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp được tính cho trường hợp nào?
Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau:
– Trợ cấp thất nghiệp.
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Hỗ trợ Học nghề.
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ trợ cấp mất việc
Theo đó, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định.
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc BQP, BCA thì trong thời hạn 30 ngày, BHXH BQP, BHXH CAND thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động;
Loại hợp đồng lao động đã ký;
Lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
+ Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình tại điểm h khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
+ Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp chế độ học nghề
Căn cứ Điều 11 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề như sau:
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản và chính xác nhất
- Cách tính bảo hiểm xã hội và các điều cần thiết bạn nên biết
Người lao động có nhu cầu học nghề phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP:
(1) NLĐ đang chờ kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương nơi đang chờ kết quả hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
(2) NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm đề nghị hỗ trợ học nghề mẫu số 3 và quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
(3) Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp chế độ học nghề với người lao động không thuộc trường hợp (1), (2) bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP)
Trên đây là hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo hai chế độ, mong rằng thông qua những thông tin mà chúng tôi mang đến ít nhiều đã hỗ trợ được các bạn.